Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW: Giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của người dân cho chăm sóc y tế

GiadinhNet - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu tỷ lệ chi tiền túi của người dân khi đi viện lên tới trên 50%, đó là nền y tế rất mất công bằng. Chỉ tiêu mà WHO đưa ra là phải dưới 30%. Mục tiêu của nước ta là đến năm 2030 là giảm còn 30%.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chi phí về y tế từ tiền túi của người dân Việt Nam hiện đang ở mức 43%, tức cao hơn mức trung bình của thế giới.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: Theo WHO, nếu tỷ lệ chi tiền túi của người dân khi đi viện lên tới trên 50% thì đó là là một nền y tế rất mất công bằng. Chỉ tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra là tỷ lệ này phải đạt dưới 30%.


Đo huyết áp cho bệnh nhân ở Trạm Y tế xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: V.Thu

Đo huyết áp cho bệnh nhân ở Trạm Y tế xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: V.Thu

Mục tiêu của nước ta theo Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, đến năm 2025, tỷ lệ này là 35% và tới năm 2030 là giảm còn 30%...

Để đạt được chỉ tiêu này, ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho rằng, giải pháp đầu tiên là BHYT toàn dân, đang được thực hiện hiệu quả, với tỷ lệ hơn 85% dân số nước ta đã tham gia BHYT (tính đến hết tháng 10/2017), mục tiêu tới năm 2025 là 95%.

Hiện nay, chi phí y tế của nước ta gồm 5 nguồn là ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế, chi phí trực tiếp từ hộ gia đình, các nguồn kinh phí tư nhân khác và viện trợ nước ngoài. Trong đó, nguồn tài chính y tế từ hộ gia đình bao gồm: bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và trực tiếp từ tiền túi.

Chi từ tiền túi hộ gia đình cho y tế là các khoản chi trả trực tiếp của người sử dụng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế như trả khi ốm và sử dụng dịch vụ hoặc dùng thuốc, hay là trả trực tiếp cho bác sĩ, cho nhà thuốc, cho bệnh viện, cho phòng khám… Bệnh nặng, dùng nhiều trả nhiều. Khi chi phí từ tiền túi cho y tế lớn sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị nghèo hóa.

Việc chi tiêu trực tiếp từ tiền túi cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở mức cao khiến nhiều gia đình đang ở mức sống trên trung bình rơi xuống ngưỡng đói nghèo chỉ sau một lần ốm. Người dân sẽ không dám đến bệnh viện khi ốm đau hoặc chỉ đến khi ốm nặng sẽ càng làm tăng chi phí điều trị và chi trả. Điều này tạo vòng luẩn quẩn, không lối thoát với người dân có mức sống trung bình.

Chính vì vậy, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân được coi là biện pháp đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế cho tất cả mọi người, giảm chi phí trực tiếp từ túi người dân.

Theo PGS.TS Phạm Lê Tuấn, nếu độ bao phủ bảo hiểm y tế tốt nhưng không có dịch vụ y tế tốt thì cũng không có giá trị.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân người có thẻ BHYT phải chi trả tiền là do: không sử dụng thẻ khi đi khám chữa bệnh, tự điều trị, điều trị vượt tuyến, cơ sở y tế chỉ định dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết, người dân thiếu thông tin về quyền lợi BHYT. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở chưa bảo đảm…

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 39/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Cùng với việc đầu tư, tăng cường y tế cơ sở sẽ là giải pháp góp phần chăm sóc sức khỏe được tốt hơn, tiết kiệm được chi phí.

“70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe là có thể giải quyết được từ tuyến y tế cơ sở. Các trung tâm y tế, trạm y tế rất quan trọng, chính là người gác cửa của hệ thống y tế” – Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết.

Theo ông Lê Thành Công, mục tiêu giảm chi từ tiền túi của người dân xuống 30% vào năm 2030 đòi hỏi rất nhiều chính sách, trong đó tiếp tục tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, giảm việc người dân phải tự đi mua thuốc để điều trị, tăng tỷ lệ chi trả bảo hiểm lên 100% cho người bệnh, giảm tỷ lệ gia đình phải chi trả chi phí y tế ở mức thảm họa xuống dưới 2%.

Việc triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản tại đồng loạt trạm y tế xã, phường, thị trấn, theo ông Công, vừa là cách tạo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở bất kỳ nơi đâu, vừa là giải pháp quan trọng thứ 2 để giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế.

Tất cả mọi người dân đều có quyền được hưởng và được đảm bảo để có thể tiếp cận được 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo. Thực hiện các gói dịch vụ y tế cơ bản này sẽ là động lực để y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn nâng cao năng lực chuyên môn.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, để triển khai thông tư 39 có hiệu quả, theo Thứ trưởng trước hết cần phải đo năng lực các trạm y tế nếu theo năng lực này thì trạm y tế làm được bao nhiêu danh mục đó, và sau khi thực hiện cần có sự kiểm tra, đánh giá, thẩm định.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top