Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triệu chứng nhận biết bệnh giảm tiểu cầu

Thứ năm, 14:00 15/08/2024 | Sống khỏe

Giảm tiểu cầu là một trong các bệnh lý về máu khá phổ biến. Sự thiếu hụt tiểu cầu có những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.

Giảm tiểu cầu là tình trạng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trong máu thấp dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Giảm tiểu cầu có thể sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: xuất huyết màng não, tiểu ra máu, nôn ra máu, xuất huyết tự nhiên,…

Giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?

Bệnh giảm tiểu cầu có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân thường gặp là:

  • Do giảm sản xuất tiểu cầu: thường liên quan tới tủy như nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương, thiếu máu bất sản tủy dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Do tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu: ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP), hội chứng Hellp,… cũng dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Do hóa trị liệu trong điều trị ung thư như: xạ trị vào xương chậu hoặc một lượng lớn tủy xương, tác nhân trị liệu hóa học, thuốc sinh học… gây giảm tiểu cầu.
  • Do nhiễm virus như: sởi, rubella, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,… sẽ làm giảm tiểu cầu.
  • Ngoài ra, nếu mắc chứng loãng máu, ngộ độc rượu cấp tính, phụ nữ mang thai.… cũng có thể gây giảm tiểu cầu.
Triệu chứng nhận biết bệnh giảm tiểu cầu- Ảnh 1.

Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc, là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh giảm tiểu cầu.

Biểu hiện giảm tiểu cầu

Các biểu hiện của căn bệnh này thường bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Đa số bệnh nhân xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân. Các vết thương khó cầm máu hoặc máu chảy liên tục không cầm được, dễ nhận biết nhất là tình trạng chảy máu cam và máu chân răng thường xuyên.
  • Một số người thấy có biểu hiện phân đen, phân có máu, nữ giới thấy kinh nguyệt kéo dài.
  • Ngoài ra, bệnh nhân đau đầu liên tục, mắt mờ không nhìn thấy rõ hoặc ý thức không rõ ràng, thậm chí não bị xuất huyết hoặc xuất huyết màng não.

Điều trị giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa trị. Người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay nếu nhận thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết, đau đầu không rõ nguyên nhân.

Các phương pháp điều trị bệnh như: Truyền tiểu cầu, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống giúp giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết nặng.

Triệu chứng nhận biết bệnh giảm tiểu cầu- Ảnh 2.

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu nên ăn trứng và thịt bò...

Chế độ ăn uống giúp tăng số lượng tiểu cầu: tăng cường thực phẩm được chứng minh giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, khôi phục và bù đắp được thiếu hụt những tổn thương gặp phải bao gồm:

  • Bổ sung ngay các thực phẩm giàu Vitamin C như: ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, cam, bưởi, ổi,…
  • Những thực phẩm giàu sắt nên có trong chế độ ăn của người tiểu cầu thấp như: gan bò, hàu, đậu lăng, đậu hũ, đậu trắng,… Một số lưu ý nhỏ để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn là ăn cùng thực phẩm giàu Vitamin C và tránh ăn cùng thực phẩm có nhiều canxi.
  • Nhóm thực phẩm giàu folate, Vitamin B12 cũng được lưu ý, bao gồm: trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Không uống rượu vì rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên.

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu cần thực hiện chế độ vận động, sinh hoạt phù hợp, có lợi như sau:

  • Tránh các hoạt động có thể gây ra chấn thương, dễ bị va chạm và cần gắng sức nhiều như bóng đá, quyền anh, các môn đối kháng…
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn bệnh tật.


BS Lê Thị Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Tại sao bạn lại buồn ngủ sau khi ăn?

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người có thể đã từng có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa trưa. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào buổi chiều.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Mùa nắng nóng, nên ăn gì giúp giải nhiệt cơ thể?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Nóng trong người là một triệu chứng gây ra những phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhất là mùa hè oi bức, nhiều người thường thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu… thậm chí có cảm giác “bốc hỏa” trong người.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Đây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Top