Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời nắng nóng, phòng căn bệnh 'không chết thì liệt' này cần tránh ra ngoài trời lúc 11h-15h và tắm trước 21h

Thứ hai, 16:23 17/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đây là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong ở con người và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Dự báo trời sẽ nắng gắt từ nay đến cuối tuần nên người dân cần dự phòng những việc tối quan trọng hàng ngày dưới đây để phòng tai biến.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hoặc tai biến động mạch não xuất hiện khi một nhóm tế bào não đột ngột không còn được động mạch tiếp dưỡng khí và chất dinh dưỡng.

Tế bào não này sẽ bị tổn thương và vùng cơ thể do các tế bào này kiểm soát sẽ không hoạt động được nữa. Nguyên nhân gây ra sự gián đoạn dòng máu chảy tới não là động mạch bị tắc nghẽn vì một cục máu hoặc mạch máu bị đứt đoạn.

Đột quỵ não có 2 dạng là thiếu máu cục bộ não (hay còn gọi là nhồi máu não) và chảy máu não.


Bệnh nhân đột quỵ nhập viện mùa nắng nóng 2019 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Bệnh nhân đột quỵ nhập viện mùa nắng nóng 2019 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Trên thế giới nói chung và cả Việt Nam chúng ta có đến 65-85% các ca đột quỵ là do tắc mạch dẫn đến nhồi máu não. Mỗi dạng đột quỵ có những nguyên nhân khác nhau.

Đột quỵ - nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế

Đột quỵ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân bệnh nhân mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đây là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong ở con người (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Hiện nay, bệnh đột quỵ đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng và để lại di chứng nặng nề nếu không kịp thời phát hiện, có xử lý ban đầu đúng và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế. Mức độ phục hồi của người bệnh hay mức độ trầm trọng của bệnh là do việc não bị tổn thương như thế nào, nhiều hay ít.

Di chứng của đột quỵ não để lại trên người bệnh, nếu nhẹ là nói ngọng, méo mồm, vận động khó. Nặng là mất ý thức, liệt nửa người hoặc cả người… Trên thế giới tỷ lệ tử vong do bệnh khoảng 20%.


Nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi

Nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi

Theo thống kê, đột quỵ gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như sau: 10% bệnh nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn, 25% phục hồi với tổn thương tối thiểu, 40% chịu đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt, 10% cần được chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác, 15% tử vong một thời gian ngắn sau tại biến.

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để một số bệnh dễ gây đột quỵ

Mùa hè, thời tiết nóng bức, nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm, ngoài trời với trong nhà (càng rõ nét nếu dùng điều hòa nhiệt độ). Ở người trung niên, cao tuổi, do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể nên sự thích ứng với môi trường không được nhanh như độ tuổi thanh niên.

Để chống lại sự tăng nhiệt độ của cơ thể trước môi trường (hoặc sự tăng nhiệt do tập thể dục, chơi các môn thể thao), cơ thể điều tiết sự thích ứng nhiệt độ bằng cách tăng sự bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể. Điều này dẫn tới cơ thể mất nước, muối đồng nghĩa giảm khối lượng tuần hoàn trong cơ thể. Nếu sự bù nước, muối không được kịp thời, rất dễ gây ra hiện tượng tụt hụt huyết áp, thiếu máu não, tai biến mạch não thoáng qua.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi khiến những người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… dễ bị đột quỵ.

"Nóng quá gây căng thẳng, thậm chí quên uống thuốc, quên đi khám... làm cho người bệnh tình trạng bất ổn tăng lên. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mãn tính khác, gia tăng trong thời tiết nắng nóng", TS Chi nói.

Tại các bệnh viện, cứ vào mùa nắng nóng, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cao vượt trội.

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt một nửa cơ thể, liệt một tay, một chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.

Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu và tạo thông thoáng đường thở. Tiếp đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở cho bệnh nhân.

Dự phòng tai biến mạch não mùa hè, người dân cần:

- Ăn đủ chất, uống đủ nước theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.

- Dự phòng hiện tượng tăng cân quá mức, thừa cân, béo phì.

- Điều trị giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả.

- Chống lão hóa, xơ vữa động mạch, chống tăng mỡ máu, không hút - bỏ hút thuốc lá, điều trị tiểu đường, điều trị tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp. 90-96% bệnh nhân đột quỵ không biết mình bị tăng huyết áp.

- Tránh sử dụng bia rượu nhiều: Uống nhiều bia rượu gây ra tình trạng giãn mạch, hạ huyết áp tư thế. Lạm dụng đồ uống có cồn còn khiến gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, xơ gan.

Trong thời tiết nắng nóng hiện nay, nên hạn chế ra ngoài trời nắng gắt lúc 11-15h. Nếu buộc phải đi, cần che chắn kỹ phần đầu và mặt (đội nón, che ô, đeo kính râm, khẩu trang...). Khi trở về, nên ngồi nghỉ chỗ râm mát 5-10 phút trước khi mở cửa vào phòng máy lạnh, không mở điều hòa quá thấp để phòng sốc nhiệt.

Người dân cũng cần tạo thói quen tắm trước 21h nhằm giảm nguy cơ đột quỵ não. Tuyệt đối không tắm khi vừa đi nắng về, tắm sau khi chơi thể thao, tắm lúc vừa ăn no hoặc tắm đêm. Nên mở nước ấm, tránh nước lạnh, xả nước theo thứ tự từ chân lên cổ, tắm trước gội sau...

Quỳnh An

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 7 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 8 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 12 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 16 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 17 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 19 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top