Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay

Thứ bảy, 17:21 10/09/2022 | Xu hướng

Những năm gần đây, khi cây cau tìm được đầu ra từ việc sấy khô xuất khẩu, người dân ở huyện Tiên Phước - xứ sở của cau ở Quảng Nam, ngày càng khấm khá nhờ loại cây trồng này.

Thu nhập ổn định

Xã Tiên Lãnh và Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước được xem là xứ sở của cau. Cau phủ kín khắp các vườn nhà, "ăn đời ở kiếp" với người dân nơi đây từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 1.

Hai xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh ở huyện Tiên Phước được mệnh danh là xứ sở của cây cau với nhiều vườn cau quy mô 1-2ha (Ảnh: Ngô Linh).

Gắn bó với cây cau và chứng kiến bao lần giá cau rớt thảm hại nhưng chưa khi nào người dân có ý định quay lưng, phá bỏ vườn cau để tìm trồng một giống cây có giá trị kinh tế hơn.

Vùng đất 2 xã Tiên Lãnh và Tiên Ngọc có địa hình đồi núi, sản xuất nông nghiệp tương đối khó khăn. Cau, theo đó, là loại cây truyền thống gắn bó với người dân từ xa xưa, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 2.

Cau là cây trồng truyền thống tại Tiên Phước, hợp với địa hình đồi núi, điều kiện thổ nhưỡng nơi đây (Ảnh: Ngô Linh).

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cau rộng gần 2ha của gia đình, ông Phùng Văn Xuân (xã Tiên Lãnh) tự hào cho biết vườn của ông thường được chọn là khu vườn trồng cau kiểu mẫu tại địa phương.

Hiện khu vườn của ông có hơn 2.000 cây, trong đó 1.500 cây có tuổi từ 15-17 năm, 500 cây khoảng 7-9 năm, còn một ít cây mới trồng. Cau có tuổi đời khá cao, trên 50 năm. Ở vườn nhà ông hiện vẫn còn một số cây trồng từ thời bố mẹ (những năm 1950).

Theo ông Xuân, cau bắt đầu cho trái, khi đủ 5-7 năm tuổi, nông dân chỉ trồng một lần rồi chăm sóc, mỗi năm đến vụ thì thu hoạch trái. Cây cau có tuổi thọ cao nên vườn thường duy trì, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trồng cau trên đất đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay

Cau ra hoa từ tháng Giêng, đến tháng 6 dương lịch thì bắt đầu thu hoạch. Trung bình mỗi vụ gia đình ông thu hoạch hơn 3 tấn cau tươi, bán với giá dao động từ 35.000-80.000 đồng/kg. Tùy thời điểm, tổng thu nhập bình quân từ vườn cau khoảng 200 triệu đồng/năm.

"Cau tươi sau khi thu hoạch sẽ có thương lái đưa xe đến lấy. 10 năm trở lại đây từ khi có các lò sấy khô cau xuất khẩu thì cau Tiên Phước cũng có đầu ra ổn định hơn. Cau dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, phù hợp với đất đồi núi tại đây", ông Xuân chia sẻ.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 3.

Cau thường được trồng quanh vườn nhà, trên đất rẫy, ven đường… tạo nên khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp hệt phim trường (Ảnh: Ngô Linh).

Tại vườn cau rộng hơn 1ha của gia đình, ông Trương Quang Bình (xã Tiên Ngọc) đang tất bật chăm sóc vườn cau đang giai đoạn ra quả non. Ông Bình cho biết, trước đây gia đình ông trồng cây keo, thời gian sinh trưởng lâu, năng suất thấp. Nhận thấy cây cau được thị trường ưa chuộng, cho năng suất cao, nên gia đình ông chuyển sang trồng cau tre.

"Cây cau tre cho trái dài, to, nặng ký, thương lái rất thích vì khi sấy, ruột cau có màu sắc đẹp, ít bị hao hụt. Trung bình một năm gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng từ bán cau tươi", ông Bình nói.

Tìm đầu ra từ cau sấy khô xuất khẩu

Một trong những nơi thu mua cau tươi để chế biến là Hợp tác xã cau sấy huyện Tiên Phước, đóng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Bà Trần Thị Luân - Giám đốc Hợp tác xã cho biết mỗi năm đơn vị xuất khẩu hàng trăm tấn cau sấy khô xuất sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ…

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 4.

Cây cau ra hoa vào tháng Giêng, đến tháng 6 dương lịch bắt đầu thu hoạch, mỗi năm chỉ một vụ (Ảnh: Ngô Linh).

Hiện nay, Hợp tác xã thu mua cau tươi của người dân có giá 50.000-52.000 đồng/kg không có cuống, nếu còn nguyên cuống sẽ thu mua với giá 45.000 đồng/kg.

"Hợp tác xã đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị cau Tiên Phước, mở rộng xuất ra các thị trường trên thế giới. Không chỉ sấy khô, tương lai cau còn được chế biến thành sản phẩm kẹo xuất khẩu ra thị trường các nước", bà Luân cho biết.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 5.

Theo ông Phùng Văn Xuân, 10 năm trở lại đây, vườn cau gia đình ông mỗi năm thu về hơn 3 tấn quả, mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng (Ảnh: Ngô Linh).

Ông Tăng Ngọc Đức - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước - cho biết hiện nay người dân trồng chủ yếu trong vườn nhà, vườn đồi, địa bàn phân bố rộng ở 15 xã, thị trấn; vùng trồng tập trung nhiều nhất 2 xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, với nhiều vườn cau quy mô 1-2ha, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nhiều nông dân Tiên Phước hiện nay chặt bỏ cây keo để mở rộng trồng cau, do đặc tính của loại cây này dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn nhưng thời kỳ kinh doanh dài (trên 50 năm). Mật độ trồng phổ biến từ 1.600 cây/ha đến 2.500 cây/ha.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 6.

Hiện nay, việc sấy khô cau xuất khẩu mở ra thị trường tiêu thụ tốt cho sản phẩm cau, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân (Ảnh: Ngô Linh).

Về giá trị kinh tế, theo ông Tăng Ngọc Đức, ngoài cau đã qua chế biến, xuất  khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, các sản phẩm phụ như mo cau, tàu cau, thân cau đều được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ để tăng giá trị và thu nhập cho người dân.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, diện tích trồng cau trên địa bàn huyện hơn 1.000ha, trong đó diện tích đã cho quả khoảng hơn 500ha.

Sản lượng năm đạt hơn  2.600 tấn quả cau tươi, giá cau tươi biến động từ 30.000-90.000 đồng/kg.

Giá trị thu nhập từ quả cau và các sản phẩm phụ từ cau của toàn huyện đạt từ 100-200 tỷ đồng/năm.

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 7.

Ngoài cau sấy khô, thì các sản phẩm phụ như mo cau, tàu cau, thân cau đều được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân (Ảnh: Ngô Linh).

Trồng cau kín đồi, vườn đẹp tựa phim trường, nông dân đếm tiền đều tay - Ảnh 8.

Cây cau hiện nay không chỉ được trồng để làm rào quanh nhà, mà còn là sản phẩm có giá trị tạo sinh kế cho người dân (Ảnh: Ngô Linh).

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu

Xu hướng - 1 ngày trước

Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?

Xu hướng - 3 ngày trước

MỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy

Xu hướng - 3 ngày trước

Năm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?

Xu hướng - 4 ngày trước

Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!

Xu hướng - 6 ngày trước

Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM

Xu hướng - 1 tuần trước

Giá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Xu hướng - 1 tuần trước

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc

Xu hướng - 1 tuần trước

Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối

Xu hướng - 1 tuần trước

Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”

Xu hướng - 1 tuần trước

Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Top