Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trực thăng mang thuyền phó chấn thương sọ não từ Trường Sa về TP HCM

Thức trắng đêm hội chẩn trực tuyến mổ cứu thủy thủ tại Bệnh xá đảo Trường Sa, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cùng trực thăng đưa bệnh nhân về TP HCM trưa 3/9 để tiếp tục điều trị.

Về tới Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân Nguyễn Thành Trung 46 tuổi, lập tức được chụp X-quang, CT và các xét nghiệm cận lâm sàng. Các bác sĩ 12 chuyên khoa của bệnh viện cũng đã nhanh chóng vào cuộc hội chẩn để đánh giá tình hình.

Đại tá, bác sĩ Bùi Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết đánh giá bước đầu cho thấy bệnh nhân gặp đa chấn thương nghiêm trọng: Chấn thương sọ não ở mức độ nặng, lún xương sọ vùng đỉnh, máu tụ ngoài và dưới màng cứng, dập não xuất huyết và phù não mức độ nặng. Ngoài ra bệnh nhân bị tràn dịch màn phổi 2 bên, tràn dịch ở bụng, theo dõi vỡ bàng quang.

Bệnh nhân đang được đưa về điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Lê Phương

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Lê Phương

Truớc đó khoảng 20h45 đêm 1/9, ông Trung là thuyền phó của tàu Hoàng Phúc chuyên chở vật liệu xây dựng ra đảo Trường Sa bị trượt chân ngã từ trên sàn tàu ở độ cao 3 m, đầu đập vào đá. Khi té xuống bệnh nhân vẫn tỉnh, 5 phút sau bắt đầu biểu hiện bị kích thích, đau đầu, tê người và được cấp cứu ở Bệnh xá đảo Trường Sa. Bệnh nhân dần chìm vào hôn mê, ý thức diễn tiến xấu dần, kết quả chụp X-quang cho thấy vỡ lún xương sọ, chấn thương nặng sọ não, nghi ngờ có máu tụ nội sọ.

Ngay trong đêm, các bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 đã tổ chức hội chẩn trực tuyến qua cầu truyền hình, hướng dẫn các bác sĩ ngoài đảo kịp thời mổ để cứu bệnh nhân. Kíp mổ bắt đầu lúc 0h45 ngày 2/9 với sự điều hành của đồng nghiệp trong đất liền đã lấy được xương lún, khối máu tụ ngoài màng cứng, các tổ chức não dập nát, dẫn lưu giải áp cho bệnh nhân.

"Trước khi mổ bệnh nhân ngừng tim phải cấp cứu để tim đập lại. Trong quá trình mổ, huyết áp bệnh nhân dao động, nhiều lúc tụt thấp. Các bác sĩ ngoài đảo không chuyên về mổ chấn thương sọ não, phương tiện thuốc men thiếu thốn nhưng cuộc mổ về kỹ thuật là thành công và đúng chỉ định", bác sĩ Tuấn đánh giá.

Cả đêm hôm đó bệnh nhân được tiếp tục hồi sức tích cực, duy trì mạch, huyết áp. Ngày 2/9 các bác sĩ tiếp tục hội chẩn trực tuyến để nắm tình hình. Sau mổ bệnh nhân mất nhiều máu, xét nghiệm hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Một bác sĩ ngoài đảo đã truyền 300 ml máu cho bệnh nhân, sau đó huy động thêm được 4 đơn vị máu để truyền kịp thời. Bệnh nhân được đề xuất chuyển về đất liền để tiếp tục điều trị. Hai bác sĩ và một điều dưỡng của Bệnh viện 175 từ đất liền đã ra đảo hỗ trợ hồi sức và chuyển bệnh nhân. Lộ trình dự kiến chuyển thẳng về sân bay Tân Sơn Nhất nhưng do điều kiện thời tiết xấu nên máy bay phải đáp xuống Phan Rang, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phan Rang sau đó mới tiếp tục về TP HCM.

"Chuyển bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, huyết động rối loạn, đi máy bay cũng là cả một thử thách nặng nề. Tuy nhiên chúng tôi xác định dù 10-20% cơ may sống được thì cũng cố đến cùng để cứu bệnh nhân", bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Bệnh nhân đang được theo dõi hồi sức một cách tích cực nhất, tiếp tục truyền huyết tương tươi, tiểu cầu... Các bác sĩ đánh giá đây là tổn thương rất nặng nên tiên lượng dè dặt, nguy cơ tử vong cao.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 1 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Top