Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trứng ngon bổ nhưng trẻ nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày là đủ?

Thứ sáu, 12:31 25/08/2023 | Mẹ và bé

SKĐS - Trứng chứa protein, chất béo lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho chế độ ăn của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thắc mắc liệu có giới hạn về số lượng trứng trẻ nên ăn mỗi ngày hay không.

Anh Sỹ L. (Cầu Diễn, Hà Nội) gửi câu hỏi về tòa soạn báo Sức khỏe&Đời sống với thắc mắc rằng con gái anh khá lười ăn và chỉ thích ăn trứng . Bé thường xuyên ăn cơm với trứng và có ngày ăn tới 4 quả trứng. Như vậy có tốt không và có nguy cơ thừa chất hay không?

Cùng tham khảo bài viết dưới đây để cha mẹ biết cách cân đối nguồn dinh dưỡng hàng ngày giúp trẻ phát triển tốt nhất.

1. Giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men... Trứng có giá thành rẻ, dễ mua, dễ chế biến và các món từ trứng thường được nhiều trẻ em ưa chuộng. Trứng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn của trẻ.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 2.

Trứng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn của trẻ.

ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thành phần dinh dưỡng cụ thể có chứa trong 100g trứng ăn vào như sau:

- Với trứng gà : 166 Kcal, 14,8g protein, 11,6g lipid, 0,5g glucid, 55mg canxi, 2,7mg sắt, 470 mg cholesterol.

- Với trứng vịt : 184 Kcal, 13g protein, 14,2g lipid, 1g glucid, 71mg canxi, 3,2mg sắt, 844mg cholesterol.

Ngoài các chất dinh dưỡng trên, trứng gà còn có chứa chất béo lecithin, là nguồn chất béo tham gia vào thành phần tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra, chất này còn điều hòa lượng cholesterol có trong máu, hạn chế quá trình tổng hợp cũng như bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng còn chứa các vitamin và chất khoáng như B1, B6, A, D, K và kẽm, đồng, mangan, i-ốt,...

2. Trẻ em nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là đủ?

Theo ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt, với nguồn dưỡng chất đa dạng như trên, trứng là một loại thực phẩm cần thiết và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và người cao tuổi.

Trứng nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của trẻ em từ 7 tháng tuổi trở lên vì những lý do sau đây:

- Trứng được xếp vào nhóm thực phẩm protein , cùng với hải sản, thịt gà, thực phẩm từ đậu nành, quả hạch, hạt và thịt đỏ. Theo hướng dẫn dinh dưỡng, trẻ em từ 9-13 tuổi nên nhận được lượng tương đương từ khoảng 150g từ nhóm thực phẩm này mỗi ngày, trong khi trẻ nhỏ hơn có thể chỉ cần lượng khoảng 100-120g. Một quả trứng được tính khoảng 30g trong nhóm thực phẩm protein.

Vì vậy, nếu bé đã ăn một quả trứng vào bữa sáng, hãy chọn một loại protein khác vào bữa trưa và bữa tối. Điều này không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn đa dạng về kết cấu và hương vị.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 4.

Trứng ngon bổ nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày.

- Trứng là một nguồn choline tốt: Theo TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trứng rất tốt cho trẻ em. Trẻ em có thể ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày. Trứng cũng là một nguồn cung cấp choline dồi dào. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ phát triển nhận thức. Một quả trứng luộc lớn có khoảng 147mg choline. Lượng khuyến nghị cho trẻ em là:

  • 150mg mỗi ngày từ 7 tháng đến 1 tuổi
  • 200mg mỗi ngày từ 1-3 tuổi
  • 250mg mỗi ngày từ 4-8 tuổi
  • 375mg mỗi ngày từ 9-13 tuổi
  • 550mg mỗi ngày từ 14-18 tuổi

Vì vậy, 1-2 quả trứng mỗi ngày sẽ đáp ứng nhu cầu choline cho trẻ nhỏ. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên sẽ cần nhận phần còn lại của lượng choline từ nhiều trứng hơn hoặc các nguồn choline khác, chẳng hạn như thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, hạt, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt.

- Trứng chứa lutein và zeaxanthin: Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy sức khỏe của mắt. Những vitamin này là carotenoids (sắc tố vàng và đỏ) và được tìm thấy trong trứng cũng như nhiều loại rau quả có màu vàng và cam. Một quả trứng luộc chín chứa 353mcg lutein và zeaxanthin.

3. Đảm bảo an toàn thực phẩm khi cho trẻ ăn trứng

Để đảm bảo an toàn khi chế biến và chuẩn bị, nên bảo quản trứng trong tủ lạnh. Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín, khuấy kỹ trên bếp khi nấu cháo, bột, canh để phòng nhiễm khuẩn... Khi nấu trứng nên làm chín cho đến khi lòng đỏ cứng lại và đảm bảo rằng mọi thực phẩm chế biến từ trứng đều được nấu chín kỹ.

Với thực đơn của trẻ, nên thêm canxi vào trứng bác và trứng tráng bằng cách kết hợp sữa và/hoặc pho mai để món ăn thêm hấp dẫn. Cũng có thể cho thêm rau xắt nhỏ để tăng hàm lượng chất xơ và vitamin trong các món ăn từ trứng.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 5.

Nên thêm các loại rau xanh vào món trứng để bổ sung chất xơ cho trẻ.

Một số phụ huynh có thể lo lắng về hàm lượng cholesterol trong trứng. Nhưng miễn là trẻ không lạm dụng cholesterol và chất béo bão hòa từ các nguồn protein khác và ăn đa dạng nhiều loại thức ăn mỗi ngày, trẻ lớn có thể ăn trứng mỗi ngày nếu muốn.

Nên tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn trứng với số lượng khác nhau:

  • Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
  • Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
  • Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả trứng gà/ngày.
Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Mẹ và bé - 3 ngày trước

GĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 4 ngày trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Top