Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường phổ thông đầu tiên tại Hà Nội điều chỉnh tiết học trực tuyến xuống còn 30 phút

Thứ ba, 18:31 02/11/2021 | Giáo dục

Bắt đầu từ 1/11, một tiết học trực tuyến của học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ còn 30 phút.

Bắt đầu từ 1/11, một tiết học trực tuyến của học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ còn 30 phút.

Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên vừa thông báo thời khóa biểu mới thực hiện từ đầu tháng 11. Theo đó, thời gian một tiết học trực tuyến sẽ chỉ còn 30 phút (thay cho 45 phút như thời khóa biểu cũ), và học sinh chỉ học vào buổi sáng.

Ông Lê Công Lợi, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cho biết, việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở quan sát thực tế và lắng nghe ý kiến góp ý của giáo viên, phụ huynh. Ban Giám hiệu cũng như các thầy cô giáo đã phải thảo luận rồi đưa ra nhiều phương án khác nhau.

Cuối cùng, nhà trường đã quyết định phương án giảm thời gian 1 tiết học trực tuyến xuống còn 30 phút và chỉ học vào buổi sáng.

Theo ông Lợi, thời gian 30 phút đó chủ yếu để giáo viên hướng dẫn, trao đổi, thảo luận. 15 phút của tiết học theo thời khóa biểu cũ dành cho các em tự học ở nhà, để giờ học hiệu quả hơn.

“Nhà trường nhận thấy, nếu cứ bắt học sinh “ôm” máy tính từ 7h sáng tới hơn 11h trưa thì không ổn, ngoài ra, còn một số em phải học tăng cường nâng cao vào buổi chiều. Cho nên, trường đã quyết định điều chỉnh”, ông Lợi nói.

Ông Lợi cho biết, trước đây, năm 2012-2013, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã thực hiện dự án dạy trực tuyến, sau đó phát trực tiếp cho học sinh các trường khác học.

Khi đó, một tiết dạy trực tuyến chỉ 25 phút. Thời gian này dựa trên cơ sở các thầy tính toán khả năng tập trung của các em trên màn hình máy tính (nhưng lúc đó, phong trào học trực tuyến chưa cấp thiết cho nên dự án đã không thành công).

Khi dịch COVID-19 bùng phát, học sinh bắt đầu chuyển sang học trực tuyến, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến thời gian một tiết học trực tuyến. Ông Lợi đã gọi một số nơi nhờ tư vấn, như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Giáo dục… nhưng không có câu trả lời, do chưa có nghiên cứu.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD&ĐT cũng khẳng định thời gian 1 tiết dạy học trực tuyến cần giảm bớt so với 1 tiết dạy học trực tiếp, tốt nhất chỉ nên 30 phút/tiết. Số tiết học/buổi cũng cần điều chỉnh giảm bớt. Thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học nhiều hơn, trước là 5 phút, nhưng bây giờ có thể là 10 phút.

Theo ông Thành, thời gian trực tuyến rút ngắn hơn chỉ để giáo viên chữa bài, giải thích vướng mắc, chốt kiến thức. Thời gian tính cho tiết học vẫn phải bao gồm cả công việc khi trực tuyến và trực tiếp. Vì thế yêu cầu về kiến thức, kỹ năng không phải cắt giảm, nhưng thời gian học sinh phải tiếp xúc với máy tính để nghe giảng 1 chiều sẽ giảm. Điều này không chỉ giảm stress vì nhìn lâu trên màn hình máy tính, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe mà còn để học sinh có tâm thế chủ động, có khả năng tự học, tự giải quyết nhiệm vụ. Giờ học cũng không nhàm chán.

Nhưng để thực hiện việc trên, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, cách thiết kế bài giảng. Trong khi đó nhiều nhà trường cơ bản vẫn dùng giáo án dạy trực tiếp để dạy trực tuyến. Mặc dù giáo viên vẫn có những slide bài giảng trình chiếu nhưng vẫn mất thời gian "tua" lại bài giảng một cách đơn điệu. Nhiều giáo viên sử dụng bảng viết trên lớp để thực hiện việc giảng bài như trực tiếp trong suốt thời gian tiết học.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 44 phút trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 10 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 3 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Top