Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường THPT công lập thu học phí cao: Liệu có gây bất công trong giáo dục?

Thứ tư, 10:55 02/12/2020 | Xã hội

Các nhà giáo dục cho rằng, nên cho một số trường THPT công lập ở Hà Nội được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.

Thông tin một số trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao (CLC) , thu học phí cao vừa qua khiến không ít phụ huynh, các nhà giáo dục thấy băn khoăn và có ý kiến trái chiều.

Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đã đề xuất với UBND TP.Hà Nội về việc chuyển các trường này theo hướng mô hình trường CLC và giao cho chính các trường xây dựng đề án để trình. Hiện nay UBND TP.Hà Nội chưa phê duyệt các đề án này.

Trả lời báo chí, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang trình UBND TP.Hà Nội ban hành nghị quyết theo hướng không làm CLC toàn bộ mà chỉ thực hiện CLC một phần. Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, HS lớp 10 sẽ thực hiện mô hình CLC, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học và thu học phí theo Nghị định 86 như hiện nay.

Trường THPT công lập thu học phí cao: Liệu có gây bất công trong giáo dục? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng thời là thành viên Ban Soạn thảo luật Giáo dục 2019, cho rằng, cơ sở công lập mà cho phép cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, thu tiền cao là vô lý ở chỗ: đã được nhà nước cấp đất, xây trường, đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ... mà lại thu học phí cao của dân là không ổn. Như vậy là dùng ngân sách nhà nước để kinh doanh.

Nếu các trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao thành hiện thực thì sao?

Dưới đây là ý kiến của các nhà giáo, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này:

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM: “Việc này dễ gây hiểu nhầm”

Mô hình tự chủ cũng có cái hay là các trường tự hoạch toán tài chính cho mình. Chủ động trong nguồn thu và chi điều này cho phép các trường chủ động hơn trong các kế hoạch và chương trình hoạt động giáo dục. Đây là xu thế tất yếu để các trường đầu tư và phát triển. Cơ chế xin cho, chờ đợi ngân sách cũng có những hạn chế đó là chờ đợi.

Thời gian lâu mà phải chờ đợi thủ tục, duyệt chi cũng đẩy các trường ở thế bị động và khó khăn cho hoạt động của trường.

Tuy nhiên, việc này dễ gây hiểu nhầm nếu để các trường tự thu và nâng học phí quá cao khiến cho một số gia đình khó khăn trong việc đảm bảo tài chính cho con, em. Thật ra, thu học phí cũng đều phải được sự chấp thuận và định mức khung cho phép của Ủy Ban nhân dân. Nên vấn đề này đảm bảo việc thu học phí và tự chủ của các trường đảm bảo trong khung cho phép. Nên tôi không phản đối chủ trương này.

Vấn đề là cần có sự giám sát, thanh kiểm tra để trành tình trạng lạm thu. Đảm bảo chủ trương đúng đắn của chính sách.

Thầy Đào Tuấn Đạt- Hiệu trưởng trường THPT Anxtanh, Hà Nội: Còn nhiều băn khoăn?

Theo luật giáo dục thì chỉ tồn tại 2 khu vực là trường công và trường tư. Loại hình công lập tự chủ tài chính được hiểu đúng bản chất là gì?

Khu vực công phải tiến tới không thu học phí. Khu vực tư thu học phí có hỗ trợ của nhà nước. Còn tỷ lệ công - tư do nhà nước ấn định. Bố mẹ học sinh đều đóng thuế cho nhà nước. Giờ đi học trường công vẫn nộp học phí cao thì có gì đó vẫn băn khoăn?

Thầy Nguyễn Quốc Bình – nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Việc nên làm

Tôi ủng hộ với chủ trương một số trường THPT top trên của Hà Nội sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao.

Việc chuyển sang mô hình này sẽ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh: “Ở đây cha mẹ học sinh phải đóng tiền học phí cao hơn cho con em mình để được học ở môi trường tốt hơn so với ở mức học phí hiện nay.

Hiện các trường công lập được nhà nước đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ giáo viên nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó. Còn việc nếu chuyển sang mô hình chất lượng cao thì có thêm nguồn tiền để chi cho các hoạt động khá đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nâng cao của học sinh.

Tuy nhiên, theo tôi, nếu có sự chuyển đổi mô hình sẽ nảy sinh những bất cập mà xã hội sẽ quan tâm, đó là có một bộ phận học sinh học giỏi nhưng sẽ không được học ở trường mà trước đây lẽ ra các em có thể được học vì học phí như hiện nay.

Theo tôi những em học giỏi nhưng điều kiện gia đình không có tài chính học thì ngành giáo dục, thành phố Hà Nội phải có cơ chế về học bổng, hỗ trợ cho các em học giỏi có thể vẫn có thể thực hiện quyền học tập của mình, không sợ có sự bất công.

Khi đã thu học phí cao thì tăng chất lượng giáo dục cũng phải tăng theo. Không có chuyện đóng học phí cao không tương xứng với chất lượng.

TS Vũ Thu Hương: Sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh

Tôi ủng hộ việc chuyển đổi mô hình trường như thế sẽ giảm áp lực kinh phí cho nhà nước. Đây là điều nên làm. Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước. Người dân Việt Nam ở các vùng thành phố lớn thì không phải là quá nghèo.

Quan điểm của tôi, các gia đình cho con học ở các trường THPT top cao chủ yếu tìm cách vào trường vì danh tiếng của trường chứ không phải vì nghèo, không có khả năng đóng học phí.

Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh thì vươn canh tranh dễ dàng hơn về chất lượng.

Theo tôi, nên cho một số trường THPT công lập được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.

Bà Hương cho rằng, khi đã thu học phí, các trường sẽ không thể lạm thu. Ngoài ra, khi thu học phí rồi, chất lượng giảng dạy sẽ được chú trọng hơn để khỏi bị mất uy tín.

Tại sao không cho phép 1 số trường chuyển đổi mô hình mà cứ chỉ vì 1 vài gia đình khó khăn không thể đóng học phí mà cứ giữ nguyên mọi thứ như thời mới giải phóng? Tư tưởng bao cấp sẽ gây ra nhiều tiêu cực chứ không phải là việc thu phí gây ra tiêu cực...

Thei Tiền phong

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%

Giáo dục - 22 phút trước

Nguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững

Xã hội - 11 giờ trước

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Giáo dục - 14 giờ trước

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Top