Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ 1/4 sẽ tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Thứ sáu, 04:26 28/03/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 26/3, Tổng cục Thống kê cho biết, từ 0h ngày 1/4 tới, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành cuộc điều tra giữa kỳ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở.

Từ 1/4 sẽ tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1

Tổng điều tra giữa kỳ này sẽ tiến hành trên 11.000 xã, phường, thị trấn của hầu hết các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành. Ảnh: P.B

 
13.000 điều tra viên các cấp tham gia

Theo Tổng cục Thống kê, cuộc tổng điều tra giữa kỳ này sẽ tiến hành trên 11.000 xã, phường, thị trấn của hầu hết các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành, với quy mô gần 1,2 triệu hộ gia đình; Sẽ có 13.000 điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên các cấp tham gia. Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin về thành viên của hộ; Thông tin về lịch sử sinh của phụ nữ từ 15-49 tuổi (trong độ tuổi sinh đẻ); Thông tin về người chết của hộ; Thông tin về nhà ở của hộ...

Thông qua kết quả của điều tra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2015; Hoạch định chính sách, chiến lược, hoạch phát triển KT-XH thời kỳ 2016-2020 và giám sát thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết...  Cùng với đó, điều tra cũng để bổ sung kho dữ liệu cơ sở về dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo xu thế phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra 2009-2019 trên phạm vi cả nước và từng địa phương; Phục vụ yêu cầu so sánh quốc tế; Cung cấp dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê đối với hộ dân cư. Cuộc điều tra kết thúc vào ngày 20/4 và kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 10/2014.

TS Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu dân số, thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, từ sau giải phóng (1975) tới nay, nước ta đã tiến hành 4 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở trên phạm vi toàn quốc (1979-1989-1999-2009). Cứ 5 năm một lần sẽ có điều tra giữa kỳ của tổng điều tra dân số và nhà ở (1984-1994-2004-2014). Ngoài ra hàng năm, cũng vào thời điểm ngày 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành các cuộc điều tra biến động dân số và KHHGĐ để có số liệu phục vụ đánh giá chỉ tiêu Pháp lệnh của Quốc hội giao hàng năm. 

Nếu tính riêng từng miền Nam/Bắc, ở miền Bắc đã có cuộc tổng điều tra dân số vào 1/10/1960, sau đó đến 1/4/1974 là cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 2. Tại miền Nam, trước đây cũng có tổ chức điều tra để thu thập số liệu về dân số. Ngay sau giải phóng thống nhất đất nước, chúng ta đã tiến hành Tổng điều tra dân số vào ngày 5/2/1976 với một số chỉ tiêu cơ bản để phục vụ các kế hoạch thống nhất và tái thiết đất nước.

Lấy thông tin của gần 1,12 triệu hộ gia đình

Về lịch sử tổng điều tra dân số ở Việt Nam, theo sách “Hoàng Lê Nhất thống chí” đã ghi chép lại những cuộc điều tra ở Việt Nam về đinh-điền và nội dung cũng đã ghi cụ thể là đếm tất cả những người từ tuổi mọc răng (vì ngày xưa, tỷ lệ chết cao, đặc biệt là chết trẻ sơ sinh, do vậy qui định “mọc răng” để tương tự như khái niệm thống kê “sinh ra sống được” hiện nay). Sau đó theo tài liệu của Nha Thống kê Đông Dương (thuộc Pháp) đã có số liệu về cuộc tổng điều tra dân số đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1924.

Về cuộc điều tra giữa kỳ năm 2014 này, TS Nguyễn Quốc Anh phân tích, cuộc tổng điều tra giữa kỳ sẽ chọn mẫu với cỡ mẫu khoảng 20% và rải mẫu trên cả nước, với hơn 1,12 triệu hộ (trong tổng số hơn 25 triệu hộ cả nước). Kết quả này cho phép có thể suy rộng để có số liệu đến cấp huyện, so với các cuộc điều tra biến động DS - KHHGĐ hàng năm, độ suy rộng chỉ đến cấp tỉnh.

Nói về ý nghĩa của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở nói chung, các cuộc điều tra giữa kỳ nói riêng, TS Nguyễn Quốc Anh cho rằng, Việt Nam lập kế hoạch phát triển KT-XH trong giai đoạn 5 năm. Kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ sẽ là căn cứ quan trọng để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá lại tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, để có những điều chỉnh phù hợp.
 
Nếu chỉ chờ vào các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/lần, thì thời gian việc đánh giá sẽ mất tính kịp thời và giảm tính “thời sự” cho việc đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phát triển KT-XH. Mặc dù vậy chúng ta cũng chưa thể tiến hành tổng điều tra dân số 5 năm/lần vì chi phí rất lớn. Đó là một trong những lý do vì sao hàng năm, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra chọn mẫu biến động DS - KHHGĐ và có những cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (cũng là điều tra chọn mẫu, tuy cỡ mẫu lớn hơn) 5 năm/lần.

Thu Nguyên

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Top