Từ vụ người đàn ông tử vong sau khi ăn hàu sống, chuyên gia chỉ rõ ai ăn hàu nhất định phải biết điều này để phòng ngộ độc
GĐXH - Kể cả khi ăn hàu sống với nước sốt nóng, nước cốt chanh hoặc trong khi uống rượu cũng không tiêu diệt được vi khuẩn, chỉ có nhiệt mới có thể tiêu diệt vi khuẩn.
Theo Sở Y tế công cộng hạt St. Louis cho biết người đàn ông 54 tuổi sinh sống tại Missouri (Mỹ) đã tử vong khi nhiễm một loại vi khuẩn có trong hàu sống.
Được biết, người đàn ông này mua hàu sống từ một cửa hàng có tên The Fruit Stand & Seafood. Tuy nhiên, các nhân viên y tế đã không tìm thấy khuẩn Vibrio vulnificustruy gây bệnh có trong số hàu ở nơi đây. Rất có thể vi khuẩn gây bệnh này sinh ra sau khi bệnh nhân này mùa hàu về nhà mà không được bảo quản tốt.

Để phòng nhiễm khuẩn vibrio thì tốt nhất không nên ăn hàu sống. Ảnh minh họa
Để tránh nhiễm vi khuẩn vibrio, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo tránh ăn hàu hoặc động vật có vỏ còn sống. Người dân nên nấu kỹ các loại thực phẩm này bởi nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn Vibrio vulnificus.
FDA khuyến cáo, kể cả khi ăn hàu sống với nước sốt nóng, nước cốt chanh hoặc trong khi uống rượu cũng không tiêu diệt được vi khuẩn, chỉ có nhiệt mới có thể tiêu diệt vi khuẩn.
Các triệu chứng của bệnh Vibriosis
Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio từ hàu, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có biểu hiện tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên, những người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể bị bệnh rất nặng. Cứ 5 người thì có 1 người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus tử vong. Điều này là do nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương da phồng rộp nghiêm trọng và cắt cụt chi.
Vì vậy, nếu gần đây bạn ăn hoặc chạm vào hàu sống hoặc động vật có vỏ sống khác hoặc tiếp xúc với nước mặn hoặc nước lợ mà có triệu chứng của bệnh, bạn cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Các triệu chứng của vibriosis thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm khuẩn, bao gồm tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn và tổn thương da.
Ngoài ra, Vibrio vulnificus thường được gọi là "vi khuẩn ăn thịt" vì nó cũng có thể gây ra mụn nước chứa đầy chất lỏng, phát ban da, gây đau đớn và viêm cân hoại tử trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Nước sốt hay nước cốt chanh không thể tiêu diệt các vi khuẩn gân bênh có trong hàu. Ảnh minh họa
Những lưu ý khi ăn hàu để phòng ngừa mắc bệnh Vibriosis
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh Vibriosis cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Không ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín hoặc các động vật có vỏ khác. Hãy nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
- Nên chọn hàu được xử lý để đảm bảo an toàn sau khi chúng được thu hoạch. Cách này có thể làm giảm mức độ nhiễm Vibriosis ở hàu.
- Tách riêng hải sản nấu chín khỏi hải sản sống để tránh lây nhiễm chéo.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống.
- Tránh xa nước mặn hoặc nước lợ nếu bạn có vết thương (bao gồm cả vết thương do phẫu thuật, xỏ khuyên hoặc hình xăm gần đây).
- Che kín vết thương nếu chúng có thể chạm vào hải sản sống, hoặc nếu bạn có thể tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn.
- Khi nấu động vật có vỏ, cần đun sôi cho đến khi vỏ mở ra và tiếp tục đun thêm 3-5 phút nữa. Chỉ ăn động vật có vỏ mở trong khi nấu. Vứt bỏ bất kỳ động vật có vỏ nào không mở hết sau khi nấu chín.
- Đối với hàu cắt nhỏ, cần đun sôi ít nhất 3 phút, chiên trong dầu ít nhất 3 phút, nướng trong 10 phút…
Nấu sả, chanh, gừng theo cách này, da trắng hồng, sạch mụn mà còn mát gan, giải độc

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 7 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 10 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 10 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 23 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.