Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ "nuôi nhầm con" hàng chục năm: Quy trình giao - nhận trẻ ở bệnh viện diễn ra thế nào?

Thứ ba, 08:00 15/03/2016 | Y tế

GiadinhNet – Mỗi năm đón hơn 44.000 ca sinh, các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, quy trình chặt chẽ, có giám sát liên tục rất khó xảy ra tình trạng “nhầm con”.

Chiều 14/3, bà Trương Thị Mỹ Hà (Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khẳng định: “Hơn 20 năm làm việc tại bệnh viện, tôi chưa thấy có một ca nào trao nhầm con cho sản phụ cả”.

Bà Mỹ Hà nói vậy bởi ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ giữa việc giao, nhận trẻ sơ sinh cũng như giữa bà mẹ và nhân viên y tế.

Tháng 1/2016, trước khi những sự việc “trao nhầm con” được đưa lên thông tin đại chúng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã ban hành văn bảo Quy định An toàn trẻ sơ sinh tại Bệnh viện năm 2016.

Trong đó, ghi rất rõ những quy định chung liên quan đến quy trình quy định giao – nhận trẻ, quản lý phát hiện sớm nhất các sự cố mang tính hệ thống liên quan đến trẻ như nhầm giới tính, nhầm số con, trả nhầm con, cho xem nhầm con, ghi sai chứng sinh tên mẹ, tên con…


Hai mẹ con sản phụ này được trao bộ vòng với mã số giống nhau. Ảnh: Võ Thu

Hai mẹ con sản phụ này được trao bộ vòng với mã số giống nhau. Ảnh: Võ Thu

Theo bà Hà, để tránh việc trao nhầm trẻ, các nhân viên y tế phải chuẩn bị đầy đủ các cặp số đánh dấu sơ sinh cho mẹ và con, các số đánh dấu đó phải giống nhau. Số đeo không trùng nhau giữa các trẻ và các mẹ và phải theo thứ tự liên tục, không “dùng” một số cho hai trường hợp, dù một trong hai đã ra viện.

Những số này phải được công khai và đeo theo từng cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Đồng thời, việc thực hiện đeo số, kiểm tra để đánh dấu trẻ và ghi vào hồ sơ bệnh án phải do một người thực hiện, còn người đỡ đẻ có tránh nhiệm đọc to giờ sinh, ngày sinh, công khai giới tính của trẻ ngay tại bàn mổ.

Còn người làm hồ sơ bệnh án có trách nhiệm nhìn, kiểm tra lại giới tính, số mẹ, số con trước khi ghi vào hồ sơ bệnh án. Đồng thời trong ca trực cần phải thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo việc chăm sóc trẻ, hướng dẫn sản phụ và gia đình phối hợp chăm sóc, theo dõi, kịp thời phát hiện và cảnh giác với những hiện tượng nghi ngờ, mất an ninh để có biện pháp xử lý.


Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Trương Thị Mỹ Hà hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: Võ Thu

Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Trương Thị Mỹ Hà hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Ảnh: Võ Thu

Bà Trương Thị Mỹ Hà cũng cho biết thêm, việc trao trẻ cho mẹ được trao tại giường bệnh, và chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai, đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ. Các trường hợp đặc biệt khác phải do cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, khi sản phụ chưa đủ sức khỏe để nhận biết trẻ thì không được bàn giao cho con cho sản phụ.

Còn khi nhân viên y tế nhận trẻ từ mẹ, cần phải thông báo cho sản phụ biết lý do đón trẻ tách mẹ (như: đi tắm, tiêm hoặc điều trị bệnh lý, làm xét nghiệm, chiếu chụp…). Đồng thời, đối chiếu hồ sơ bệnh án tên mẹ, tên con, mã số con và số mẹ đeo khớp với bệnh án sơ sinh…

Để tránh tình trạng "trao nhầm con" và sử dụng lại số, khi ra viện bệnh viện yêu cầu sản phụ tự giữ lại số để không có tình trạng người khác lấy nhầm số.

Cũng theo bà Mỹ Hà, hiện nay Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vẫn đang áp dụng số đeo đánh dấu theo thứ tự tiến dần và ép bằng nhựa mica, nên việc nhòe hoặc mờ số là không thể xảy ra. Khi đi tắm, nhân viên y tế không tháo vòng buộc số ở cổ trẻ.

Điều dưỡng trưởng Trương Thị Mỹ Hà cho biết, hiện Bệnh viện đang áp dụng số đeo tay cho mẹ và con bằng cách bấm cố định, không thể tháo ra được (sau khi ra viện sẽ cắt). Bệnh viện đang nghiên cứu cải tiến mã số đánh dấu sơ sinh (băng đeo cố định không tháo được) nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ và tránh được sự nhầm lẫn trẻ sơ sinh. Cải tiến này đang được vận hành thử nghiệm để đánh giá chất lượng băng đeo cũng như sự thuận lợi khi thực hành chăm sóc.


Nhân viên y tế kiểm tra số trên bộ vòng 2 mẹ con sản phụ. Ảnh: Võ Thu

Nhân viên y tế kiểm tra số trên bộ vòng 2 mẹ con sản phụ. Ảnh: Võ Thu

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nơi có từ 20.000 – 25.000 ca đẻ mỗi năm, quy trình trao – nhận trẻ sơ sinh được thực hiện rất chặt chẽ. Sau khi đón em bé vừa chào đời, hộ sinh lập tức đưa em bé cho người mẹ, giám sát giới tính, giờ sinh, mẹ - con sẽ có “cái ôm đầu tiên” (kangaroo), bác sĩ trao con cho sản phụ nhận con (với sản phụ mổ đẻ cũng đã gây tê tủy sống, mẹ hoàn toàn tỉnh táo), để mẹ ôm con.

Trong lúc này, nhân viên y tế sẽ hỏi tên bé, viết bệnh án, ghi thông tin 2 mẹ con và số thứ tự vào bộ vòng đeo tay nhựa bằng loại mức không phai. Sau khi cùng người mẹ xác nhận lại thông tin, chiếc vòng lớn được đeo vào tay mẹ, vòng nhỏ đeo vào cổ chân (hoặc cổ tay) con, đưa cho mẹ nhìn kiểm chứng.

Bộ vòng mẹ-con có đặc điểm là tháo ra sẽ không dùng được, nên không thể có chuyện tháo từ bé này đeo sang bé khác.

“Trước đây, khi chưa có thiết bị, Bệnh viện dùng số không thể xóa nhoà, không bị mờ khi dính nước và buộc hoặc đeo vào cổ trẻ bằng dây. Nhưng 4 năm nay, viện dùng dây plastic mềm, dây có số hồng là con gái, số xanh là con trai, khi đã bấm vào tay thì không thể dứt đứt, không thể tháo ra được mà chỉ có thể dùng kéo để cắt”, PGS.TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện cho biết.

Tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, quy trình bàn giao trẻ sơ sinh rất chặt chẽ. Nhân viên được yêu cầu kiểm tra, so sánh mã số của bé trước khi ra khỏi giường sản phụ, sau khi tắm và trước khi trả cho mẹ.

Hai năm nay, Khoa dùng các vòng nhận diện đeo vào cổ tay mẹ và con nên độ an toàn khá cao. Trên vòng ghi tên bé, mẹ và mã hồ sơ của mẹ. Chiếc vòng này được thiết kế bằng nút khá chặt, khi đã đeo vào thì rất khó rơi.

Được biết, Bệnh viện Bạch Mai vừa kết hợp vòng đeo nhận diện vừa dùng một loại bút mực ghi mã số lên đùi bé. Loại mực này nếu bé tắm hoặc lau, rửa sẽ không bị mờ, vết mực cũng tự “bay” trong vòng 5-7 ngày.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Thêm vụ nuôi nhầm con suốt 29 năm: Tôi dành hết tình cảm của mình với người mẹ bây giờ Thêm vụ nuôi nhầm con suốt 29 năm: "Tôi dành hết tình cảm của mình với người mẹ bây giờ"

GiadinhNet – Đó là chia sẻ của chị Lê Thanh Hiền (người con đã bị trao nhầm ở nhà hộ sinh Đống Đa). Bấy lâu nay, chị vẫn luôn đắn đo về người phụ nữ tên T.T.T – sản phụ cùng phòng đẻ với mẹ Hoa của chị 29 năm trước.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 15 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 16 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top