Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưởng ung thư, hoá ra bị sán

Thứ sáu, 11:00 28/04/2017 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều người thấy đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, buồn nôn… vẫn nghĩ “chắc đau dạ dày”, nhưng điều trị bệnh mãi không khỏi. Lại có người bị chẩn đoán nhầm là u gan, áp xe gan, thậm chí ung thư gan, bị cắt một phần gan mới phát hiện, hoá ra là mình bị sán lá gan…

BS Trần Huy Thọ khám bệnh cho bệnh nhân Trần Thị Nhung - bệnh nhân mắc sán lá gan lớn. Ảnh: V.Thu
BS Trần Huy Thọ khám bệnh cho bệnh nhân Trần Thị Nhung - bệnh nhân mắc sán lá gan lớn. Ảnh: V.Thu

Sán lá gan - bệnh dễ bị lãng quên trong khám, chẩn đoán

Thời gian gần đây, bệnh nhân Trần Thị Nhung (SN 1994, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) thường thấy đau âm ỉ, khó chịu ở bụng, đau tức thượng vị lan ra hạ sườn phải, cơn đau không quặn thắt nhưng liên tục. Trước đó em cũng bị sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Nghĩ chắc do bị đau dạ dày nên em chần chừ, nhưng sau tình hình không cải thiện, em đi siêu âm ổ bụng thì phát hiện có bất thường, các bác sĩ nghi ngờ em bị sán lá gan và gửi đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương theo dõi.

Đến viện, Nhung được tiến hành các loại xét nghiệm, trong đó, xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) dương tính tới 2,334 (trong khi mức bình thường 0,1-0,3), bạch cầu ái toan là 50,9% (mức thường là 0-6%). Một tiêu chuẩn vàng khác để chẩn đoán sán lá gan mà bệnh nhân Nhung mắc phải là trứng sán lá gan trong phân của em lên tới 2 cộng. Trong khi số người có trứng sán này chỉ khoảng 10-15% bệnh nhân.

Một bệnh nhân khác cũng bị sán lá gan nằm điều trị cùng phòng với bệnh nhân Nhung là bà Vũ Thị Sánh (64 tuổi, ở Thái Bình). Bệnh nhân Sánh kể, từ sau Rằm tháng Giêng, bà thấy hay bị buồn nôn, đau thượng vị xiên sang mạn sườn phải, cảm giác như đau ruột thừa. Đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ kết luận bà bị đau viêm niêm mạc dạ dày, cho thuốc dạ dày uống 2 tháng không hề đỡ. Bà lại tiếp tục đi khám, bác sĩ lại nghi ngờ bà bị u máu, tiến hành thêm nhiều xét nghiệm, có nghi ngờ theo dõi sán lá gan. Bà được giới thiệu lên Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám và điều trị.

ThS. BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: Sán lá gan lớn không phải là bệnh mới nhưng ngày càng xuất hiện nhiều. Năm 2016, Khoa tiếp nhận và điều trị tới gần 2.000 ca sán lá gan. Bảng theo dõi tình hình bệnh nhân trong Khoa ngày 26/4 cho thấy, hiện có 12/73 bệnh nhân đang điều trị bệnh sán lá gan lớn, chưa kể 8 bệnh nhân vừa ra viện buổi sáng.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thực tế, có rất nhiều bệnh nhân bị sán lá gan lớn được chẩn đoán nhầm là đau dạ dày, thậm chí ung thư gan, u gan, do đó, điều trị vòng quanh, đi rất nhiều viện nhưng vẫn không khỏi bệnh. Có bệnh nhân còn chuẩn bị rất nhiều kinh phí để phẫu thuật hoặc đã tiến hành phẫu thuật.

Như trường hợp nam bệnh nhân ở Thanh Hóa. Do xác định có khối u ác trong gan nên các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thùy gan trái mở rộng, cắt túi mật và nạo vét hạch cuống gan cho bệnh nhân này. Tuy nhiên, sau 5 ngày trải qua ca phẫu thuật quan trọng, anh được thông báo khối u trong gan không phải u ác mà là khối tổn thương do sán lá gan làm tổ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để điều trị, theo dõi phục hồi gan, sử dụng thuốc diệt sán lá gan lớn...

Lý giải điều này, BS Trần Huy Thọ cho hay, với những bệnh nhân nhiễm sán lá gan thường bị đau hạ sườn phải, đau thượng vị (mũi ức) dạ dày vì gan trái gần với dạ dày, nên dễ bị chẩn đoán nhầm thành đau dạ dày. Sán lá gan cũng gây ra những tổn thương gan như những ổ áp xe trong gan, phá hủy tế bào gan nên có thể bị chẩn đoán nhầm thành u gan. Có trường hợp bệnh nhân bị ổ áp xe gan quá lớn bị vỡ, phải mổ. Nếu không cấp cứu kịp có thể bị nhiễm trùng và tử vong.

Bệnh vào từ miệng...

Điều làm vị chuyên gia về điều trị sán lá gan này trăn trở, đó là nếu bệnh nhân được làm các xét nghiệm loại trừ bị sán lá gan thì có thể đã không phải làm một cuộc đại phẫu là cắt một phần lá gan, hoặc lo lắng vì mắc u gan, ung thư gan… “Tôi hy vọng, trước khi đi đến quyết định phẫu thuật cắt bỏ, các bác sĩ hãy loại trừ khả năng u trong gan, làm thêm các xét nghiệm ký sinh trùng để xác định tổn thương gan có phải là do sán lá gan lớn hay không rồi hãy mổ”, BS Trần Huy Thọ chia sẻ.

Hiện việc điều trị bệnh nhân sán lá gan không khó, đã có quy trình, chỉ mất khoảng 1 tuần - 10 ngày nằm viện. Sau đó, liên tục được làm các xét nghiệm đánh giá 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Tuy nhiên, phải mất 3-6 tháng, có khi tới cả năm mới lành được tổn thương gan. Đó là do tổ chức gan rất lỏng lẻo, hơn nữa, gan đảm nhiệm quá nhiều chức năng, là nơi “thanh lọc cơ thể”, vậy nên không thể lành nhanh. Nhiều bệnh nhân ở nông thôn, ra viện lại lao vào làm việc vất vả, hoặc chị em lại tập thể dục nặng, gan vận hành quá nhiều nên quá trình lành tổn thương chậm hơn. Đối với nam giới, dù đã ra viện, nhưng lại tiếp tục uống bia, rượu thì rất lâu mới hết tổn thương.

Các bác sĩ ở Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương luôn trăn trở về tình trạng nhiễm các bệnh ký sinh trùng hiện nay ở người dân. Hầu hết, bệnh do ký sinh trùng đều gây ra do thói quen ăn uống của người dân. Nhiều nơi, do phong tục tập quán nên người dân thường ăn rau sống, nấu chưa kỹ thực vật thủy sinh như rau ngổ, rau cải xoong, rau muống nước, rau cần, ăn tiết canh, nem chạo... Đây là nhóm thực phẩm có nguy cơ cao truyền bệnh sán lá gan lớn.

Một thực tế hiện nay, theo các chuyên gia là người dân vẫn có những “cấm kỵ” khi nhắc đến các bệnh ký sinh trùng như giun, sán… là bệnh do ăn bẩn, nên ngại nói ra, ngại đi khám. Nhiều người ăn cho rằng mình ăn rất sạch, rất cẩn thận nên không thể tin mình mắc bệnh. Các bác sĩ chia sẻ, nhiều người mắc bệnh sán lá gan lớn dù khăng khăng cho rằng mình không ăn rau sống, ăn các đồ ăn nấu kỹ, nhưng đi làm đồng, bà con lại vốc nước lã rửa mặt rồi uống luôn nước đó, sán lại chui vào cơ thể. Hoặc có những bệnh nhân rất cẩn thận, trước khi ăn rau sống còn cho muối vào ngâm rửa chết trứng giun, vậy nhưng vẫn mắc bệnh. Đó là do bà con rửa không đúng cách. “Muối khi cho vào nước rửa rau là để ưu trương khiến trứng sán nổi lên trên. Đáng ra trước khi vớt rau ra phải dìm rau xuống, chắt gạn nước lớp trứng sán ra ngoài thì bà con sau khi ngâm xong lại vớt lên, trứng sán vẫn bám vào rau, đi vào cơ thể”, BS Trần Huy Thọ phân tích.

Tuyệt đối không ăn đồ sống

Ngoài sán lá gan lớn, còn có sán lá gan nhỏ. Con đường để sán lá gan nhỏ đi vào cơ thể đó chính là thói quen ăn gỏi cá sống như: Cá mè, cá trắm, cá trôi… khi nhiễm sán lá gan nhỏ, thường sẽ bị viêm nhiễm đường mật, gây sỏi mật, tắc ống mật… thậm chí gây ung thư đường mật.

Hiện nay, các tỉnh có nhiều bệnh nhân sán lá gan nhất là Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội, Gia Lai... Điều đáng nói, hầu hết bệnh nhân đều được chẩn đoán nhầm là u gan, ung thư gan hoặc ápxe gan.

Để phòng bệnh, tuyệt đối không nên ăn rau sống thủy sinh (rau muống, rau cải xoong, rau cần, rau ngổ, ngó sen…) bởi ấu trùng sán thường nằm trong cọng lá, không thể rửa sạch. Không uống nước lã và diệt mầm bệnh trên súc vật bằng cách tẩy sán lá gan lớn định kỳ cho trâu, bò. Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa ký sinh trùng để xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top