Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng lên
GiadinhNet - Từ tháng 6/2016 cùng với các tỉnh thành trong cả nước, TP Hà Giang thực hiện Đề án 818 với nội dung xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị, nông thôn phát triển. Qua 4 năm triển khai, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng lên, từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng biện pháp tránh thai.
Là cán bộ chuyên trách dân số xã Phương Thiện, TP Hà Giang, chị Nguyễn Thị Huế nhiều năm qua vẫn luôn tranh thủ những buổi truyền thông dân số ở hộ gia đình để lồng ghép tiếp thị phương tiện tránh thai hiện đại. Những ngày đầu gặp không ít khó khăn. Nhiều chị em vẫn quen với việc cấp phát miễn phí nên chưa hợp tác. Không nản lòng, chị Huế vẫn tới từng hộ để tư vấn giới thiệu sản phẩm, đặc biệt chị luôn chú trọng cung cấp thông tin quan trọng như công cụ, nguồn gốc, giá thành của sản phẩm.
Ban đầu chị đăng kí với trung tâm DS – KHHGĐ bán 10 hộp BCS một tháng. Vừa bán vừa tuyên truyền với người dân. Cùng với đó phối hợp với một số hiệu thuốc bán lẻ trên địa bàn nhằm cung ứng kịp thời cho người dân các phương tiện tránh thai với mục đích giúp người dân tiếp cận với các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý một cách nhanh, thuận tiên hiệu quả. Sau khi biết được chất lượng sản phẩm cũng như ý nghĩa của xã hội hóa phương tiện tránh thai, dần dần nhiều chị em tin dùng.

Sản phẩm được phân phối theo Đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai
Các sản phẩm của Đề án 818 có nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý giúp chị em thay đổi thói quen trong việc sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại. Khi có nhu cầu phương tiện tránh thai, người dân có thể mua trực tiếp tại nhà thuốc, trạm y tế xã hoặc qua kênh tiếp thị của cán bộ dân số. Từ cách làm này mà xã Phương Thiện nhiều năm không có người sinh con thứ 3 trở lên. Hầu hết các cặp vợ chồng đều sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Để làm tốt tiếp thị xã hội hóa PTTT, Đề án 818 trong thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được Trung tâm TP Hà Giang đẩy mạnh. Qua đó từng bước thay đổi nhận thức, hành vi của người dân từ bao cấp sang mua bán phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện của đối tượng theo phân khúc thị trường, đảm bảo thuận tiện, chất lượng và an toàn.
Công tác DS – KHHGĐ cũng mở rộng các kênh cung ứng phương tiện tránh thai, liên kết với các hiệu thuốc, cơ sở y tế để phân phối phương tiện tránh thai, tạo điều kiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu sử dụng. Việc cung cấp các phương tiện tránh thai đến với người dân qua kênh cộng tác viên dân số đã mở ra một hướng đi mới và đạt được kết quả đáng khích lệ bước đầu. Chính các CTV chính là những người gần gũi nhất với người dân nên dễ hiểu, dễ nắm bắt tâm lý của họ để từ đó có giải pháp đúng biến chủ trương thành hiện thực.
Với sự cố gắng của những người làm công tác dân số KHHGĐ, công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những ngày đầu tiêu thụ phương tiện tránh thai trên địa bàn toàn thành phố chỉ tiêu thụ được 4.000 chiếc bao cao su xã hội hóa. Đến nay con số này tăng lên 34.000 chiếc bao cao su 1 năm.
Năm 2018, Trung tâm dân số TP Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh, đưa phương tiện tránh thai bao cao su, dụng cụ tử cung, gel bôi trơn ra thị trường. Đây là những sản phẩm chất lượng được nhà nước trợ giá và được phân phối qua Tổng Cục DS – KHHGĐ. Đặc biệt thông qua chương trình, người dân đã dần thay đổi không còn trông chờ vào nhà nước, thay đổi hành vi tự động mua phương tiện tránh thai hiệu quả phù hợp với bản thân.
Trung tâm DS – KHHGĐ TP Hà Giang là một trong những địa bàn đi đầu về việc thực hiện hiệu quả tiếp thị xã hội, Đề án 818. Tuy nhiên, việc thực hiện xã hội hóa ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt ở thôn bản, vùng sâu vùng xa nơi điều kiện của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng sử dụng miễn phí. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Hồng Hạnh - Gia Minh

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 2 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.