Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứa nước mắt nhìn con cứ ăn vào là li bì, co giật

Thứ hai, 11:26 09/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau khi bài báo “Thắt lòng nhìn con mòn mỏi với “bệnh mồ côi”” (các bệnh hiếm, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh) đăng tải trên số 133 (ra ngày 6/11), Báo GĐ&XH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả, đồng thời là sự kêu gọi xã hội cùng đồng hành chia sẻ gánh nặng để các con không phải “mồ côi” khi chống chọi với bệnh hiếm.

“Bé B.T đã không qua khỏi, gia đình đưa về ngay trưa nay rồi chị ạ”. Đọc dòng tin nhắn đó, chúng tôi - những người phụ trách mục “Vòng tay nhân ái” của Báo GĐ&XH - cảm thấy nghẹn lòng. Nhận được tin bé B.T mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đạm đang trong tình trạng nguy kịch phải lọc máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, khi chúng tôi chuẩn bị kết nối kêu gọi sự hỗ trợ của những tấm lòng hảo tâm thì bé đã vĩnh viễn ra đi…

 


Bé Minh Anh và mẹ vượt qua chặng đường khó khăn của căn bệnh rối loạn chuyển hóa đạm. Ảnh: Hà Anh

Bé Minh Anh và mẹ vượt qua chặng đường khó khăn của căn bệnh rối loạn chuyển hóa đạm. Ảnh: Hà Anh

 

Lấy bệnh viện làm nhà

Mai Thị Hà Phương, một người mẹ có con mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS), hiện là thành viên Club Raredisease (Câu lạc bộ các bệnh hiếm) cũng là người đã kết nối với chúng tôi nghẹn ngào: “Bé B.T bị nhiễm trùng máu, dù đã được các bác sĩ tận lực cứu chữa nhưng cũng không qua khỏi. Gia đình đã đưa bé về quê ngay rồi. Các bố mẹ có con đang điều trị ở đây buồn lắm, thương bé quá chị ơi”.

Bé B.T (ở Mỹ Đức, Hà Nội) mất khi vừa tròn 11 tháng tuổi. Vợ chồng chị Minh (mẹ bé T) sinh bốn người con thì hai chị gái của T đều mất khi còn nhỏ. Đến khi sinh được cậu con trai thì gia đình chị chuyển vào Bình Dương sinh sống. Lúc biết mang bầu bé T, vợ chồng chị đã vui mừng khôn xiết. Nhưng niềm vui chưa kịp tròn đầy, sinh được mấy ngày thì bé T bị suy hô hấp, thường xuyên xuất hiện cơn tím tái ngừng thở sau khi bú sữa. Vợ chồng chị Minh đưa con vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Tại đây, bé được các bác sĩ chẩn đoán là rối loạn chuyển hóa đạm, phải lọc máu. Khi đoàn bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương vào, được tư vấn, chị Minh đã quyết định chuyển cả nhà ra Hà Nội để tiện việc điều trị, chăm sóc cho bé.

Từ lúc sinh ra đến khi không còn trên cõi đời này, năm tháng đầu đời của bé B.T là một chuỗi những ngày dài trong bệnh viện. Mỗi tháng, bé T phải nhập viện 2 - 3 lần, cứ về nhà được vài ngày lại vào. Vợ chồng chị Minh thường xuyên phải ôm con trong viện nên trở thành thất nghiệp, số tiền bán đất đai nhà cửa ở Bình Dương cũng không đủ để chữa trị cho bé. Vợ chồng về nhà bố mẹ đẻ chị Minh ở, không dám về nhà chồng dù chỉ cách vài cây số vì bị kỳ thị.

“Anh chị ấy nghèo quá nên nhiều khi nấn ná việc cho bé nhập viện. Lúc vào viện thì bệnh của bé đã rất nặng. Chúng em, những bố mẹ có con cùng hoàn cảnh vẫn bảo chị Minh là “anh chị cứ đưa bé vào viện, bọn em có bao nhiêu sẽ gom vào để bé được vào viện kịp thời”. Khi hiểu được sự chia sẻ này, vài lần trước anh chị ấy đã làm như vậy. Lần này, bé bị nhiễm trùng máu sẽ phải lọc máu trong 1 tuần, anh chị ấy đã chuẩn bị được 1/5 số tiền rồi, em nghĩ ngay đến “Vòng tay nhân ái” của Báo GĐ&XH để mong các nhà hảo tâm hỗ trợ nhưng bé bị viêm phổi nặng, sức quá yếu, không chống đỡ được với bệnh và đã bỏ chúng em mà đi…”, Hà Phương kể.

“Khóc khi nhìn con thèm mà không được ăn”

Căn bệnh RLCHBS vẫn được các bác sĩ ví là “bệnh mồ côi” – bệnh hiếm. Các bé mắc phải bệnh không chỉ phải chung sống với nó suốt đời mà còn rất thiệt thòi. RLCHBS có nhiều thể, nhiều loại, khó phát hiện. Bệnh hiếm nên thuốc điều trị cũng hiếm và rất đắt. Gánh nặng bệnh tật đè lên vai của mọi thành viên trong gia đình với những thử thách vô cùng nan giải cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hà Phương (cũng có con bị rối loạn chuyển hóa đạm) cho biết, để bé Minh Anh (con của Hà Phương) có được như ngày hôm nay là một hành trình đầy cam go, vượt lên tất cả sự kỳ thị, sự dằn vặt của người thân, sự căng thẳng cãi vã của hai vợ chồng để không bị gục ngã bởi hoàn cảnh. Hà Phương phải nghỉ công việc kế toán, chồng hàng ngày chạy taxi mưu sinh cho cả gia đình. “Khi phát hiện cháu bị căn bệnh này, chúng em cảm thấy tuyệt vọng bởi đây là căn bệnh hiếm gặp, điều trị rất tốn kém”, Hà Phương bùi ngùi nhớ về thời khắc đó.

Bé Minh Anh không có khả năng hấp thụ nên phải hạn chế ăn chất đạm, chỉ được phép có từ 10 – 15% lượng đạm trong tổng số lượng thức ăn. Nếu lượng đạm cao hơn mức cho phép, bé sẽ bị nôn, li bì, co giật. Nhiều khi trẻ con hàng xóm cầm đồ ăn, con mình thèm nhưng không được ăn mà Hà Phương chảy nước mắt. Minh Anh phải dùng sữa dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho bệnh này với chi phí rất đắt và phải nhờ mua ở nước ngoài. Với loại dành cho trẻ dưới 3 tuổi, mỗi hộp sữa 400g về đến Việt Nam là 1,2 triệu đồng, loại cho trẻ trên 3 tuổi là 2 triệu đồng.

Hà Phương chia sẻ: “Mỗi lần pha sữa cho con run lắm chị ạ, chỉ sợ lỡ tay làm đổ sữa hay con không uống hết cũng xót lắm”. Cô nói, nhiều đêm không dám ngủ, thường phải sờ mũi xem con có còn thở hay không. Trong nhà lúc nào cũng phải có bình oxy, con bị co giật là cho thở oxy đưa tới viện luôn. Một số cháu mất do sự chủ quan của gia đình, thấy con ngủ li bì không biết, đến khi đưa vào viện thì bé đã bị chết não.

“Nếu con của Hà Phương bị nôn, co giật khi ăn quá mức đạm cho phép thì con nhà em phải chống đỡ với cảm giác ăn không bao giờ biết no. Cháu lúc nào cũng đói và có thể ăn bất cứ lúc nào”, Phương Hương (có con gái hơn 2 tuổi mắc hội chứng Prader Willi, mất chức năng một gene trên cánh dài nhiễm sắc thể 15) cho biết thêm. Những đứa trẻ mắc bệnh này bị ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ, sự phát triển cơ thể, ngôn ngữ, hành vi, đặc biệt gây rối loạn về ăn uống do sự khiếm khuyết chức năng của trung tâm điều khiển ăn uống ở vùng dưới đồi của đại não gây nên cảm giác ăn không no.

 

Phần lớn gia đình có con mắc bệnh RLCHBS đều nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là khi con đã mắc bệnh, một trong hai người là bố hoặc mẹ phải nghỉ việc hoàn toàn. Với những đứa trẻ bị bệnh RLCHBS, sự chăm sóc của gia đình chiếm tới 80%. Có nhiều cặp vợ chồng chưa vượt qua cơn sốc khi biết bệnh của con thì đã rơi vào cảm giác tuyệt vọng khi biết rằng với các con “bệnh viện là nhà”, chưa kể các khoản chi phí tốn kém của thuốc. Nhiều người còn bị sự kỳ thị của gia đình và nhiều ông bà không chấp nhận cháu mình mắc bệnh đó, không ủng hộ và phối hợp với việc chữa trị. Có những ông chồng không chịu được gánh nặng và áp lực tâm lý đã quyết định ly hôn, bỏ mặc vợ con chống đỡ với bệnh tật để “giải thoát” cho mình.

Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.

(Còn nữa)

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top