Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứng dụng phương pháp "Bơm xi măng qua bóng" trong điều trị xẹp đốt sống đo loãng xương

Xẹp đốt sống là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây nên như chấn thương cột sống, loãng xương, u thân đốt sống, đa u tủy xương... Trong đó, loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất. Bên cạnh những triệu chứng thông thường như đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động, bệnh nhân có thể có các biến dạng như: gù vẹo cột sống, trượt đốt sống, giảm chức năng hô hấp, yếu liệt.

Theo Tổ chức Chống loãng xương Thế  giới,  với  khoảng  100  triệu  người mắc  bệnh  loãng  xương  trên  toàn  thế giới, có khoảng 3 triệu người bị xẹp đốt sống và hơn 1/3 trở thành đau mạn tính. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ sau mãn kinh, người già trên 60 tuổi hay ở một số trường hợp hay dùng những loại thuốc  giảm  đau  có  tác  dụng  phụ  làm loãng  xương  như  corticoid.  Tỷ  lệ  phụ  nữ trên 50 tuổi mắc bệnh xẹp cột sống chiếm 25% và 40% đối với bệnh nhân từ 80 - 85 tuổi. Mặc dù xẹp đốt sống do loãng xương phổ biến ở phụ nữ nhưng cũng là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở nam giới lớn tuổi. Tỷ lệ  nam/nữ  mắc  bệnh  là  1/4.  Đây  là  một gánh nặng cho toàn xã hội cả về mặt y tế và kinh  tế.  Theo  số  liệu  của  Bệnh  viện  Đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2013 có 23 trường hợp nhập viện điều trị trong đó có 4 nam, 19 nữ. Năm 2014 là 18 trường hợp trong đó có 2 nam, 16 nữ.

ThS. Đào Văn Nhân, Trưởng khoa Ngoại thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết: Xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống. Loại gãy xẹp này thường xảy ra ở đốt sống ngực, đặc biệt ở phần ngực thấp và đốt sống thắt lưng. Loãng xương là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng cũng không loại trừ do chấn thương hoặc ung thư di căn. Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động  đơn giản hằng ngày như bước xuống bậc thang, nâng vật nhẹ cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, gãy xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương như té ngã hay cố gắng nâng vật nặng. Triệu chứng lâm sàng của loãng xương chỉ xuất hiện khi khối lượng xương giảm trên 30% với các biểu hiện đau xương, gãy xương và hội chứng chèn ép thần kinh. Xẹp đốt sống do loãng xương được định nghĩa khi chiều cao thân đốt sống giảm 15 - 20% tương đương giảm 4mm. Biểu hiện của xẹp đốt sống do loãng xương thường nghèo nàn bệnh nhân có các dấu hiệu mơ hồ của bệnh loãng xương trước đó như đau dọc theo các xương dài, hay bị chuột rút... Phần lớn bệnh nhân chỉ  vào viện do đau lưng sau một va chạm nhẹ hoặc ngã ngồi. Đau tăng lên khi hoạt động hay đi lại và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi ấn vào đường giữa, đôi khi đau lan dọc theo xương sườn (nếu gãy đốt sống ngực) hay lan xuống hông (nếu gãy chóp tủy). Đôi khi ho hay hắt hơi cũng gây đau, bệnh nhân bị đau lưng dai dẳng, gù lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng xoay trở, vận động, đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, khả năng đứng, ngồi của người bệnh cũng bị hạn chế. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như trượt đốt sống, gù cột sống hoặc liệt hoàn toàn.

“Hiện nay, đa số bệnh nhân xẹp đốt sống đều có thể lành xương trong khoảng thời gian 6 tuần với chế độ nghỉ ngơi tại giường, mang áo nẹp, tập vật lý trị  liệu, phục hồi chức năng kết hợp với điều trị thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống loãng xương. Tuy nhiên, sau 6 - 8 tuần điều trị không có hiệu quả, bệnh nhân phải nghĩ đến tìm phương pháp điều trị khác vì nằm nghỉ tại giường sẽ gia tăng sự mất xương”, ThS. Đào Văn Nhân, phân tích.

Từ tháng 7/2010, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã triển khai phương pháp bơm cement sinh học qua da điều trị giảm đau ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân tăng cường khả năng hoạt động chức năng, trở lại các hoạt động hằng ngày như trước đây. Phương pháp này sẽ làm giảm đau nhanh chóng, đa số bệnh nhân có cảm giác giảm đau ngay lập tức, một số hết đau hẳn và được xuất viện sau 1 - 2 ngày. Khoảng 75% bệnh nhân phục hồi được những vận động đã mất và trở nên vận động tích cực hơn, điều này giúp họ chống lại bệnh loãng xương. Bệnh nhân hoạt động, đi lại sẽ tránh được các biến chứng viêm phổi và tăng cường sức  mạnh cơ lực. Một vài trường hợp bệnh nhân đến muộn nên thời gian nằm viện lâu hơn nhưng cũng không quá 10 ngày. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm y tế chi trả viện phí.

Tuy nhiên, phương pháp này không phục hồi được chiều cao thân đốt sống và tạo góc gù. Để khắc phục nhược điểm trên, từ tháng 10/2014, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã ứng dụng phương pháp điều trị xẹp đốt sống bằng “bơm xi măng qua bóng”. Đây là kỹ thuật tạo hình trả lại chiều cao của thân đốt sống khiến bệnh nhân không bị u đốt sống sau này. Đốt sống sau khi trở lại hình dáng ban đầu sẽ trở nên bền vững tránh nguy cơ gù, trượt cột sống cho bệnh nhân về sau và bệnh nhân sẽ có dáng đứng thẳng sau điều trị.

Theo Thu Phương

TTTTGDSK tỉnh Bình Định

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 10 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 11 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top