Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứng phó với tình trạng mức sinh rất thấp và già hóa dân số nhanh của Hàn Quốc: Kinh nghiệm quý cho Việt Nam

GiadinhNet - “Giá như có thể quay kim đồng hồ về giai đoạn những năm 1990, Hàn Quốc sẽ không vấp phải những thách thức như hiện nay” – GS.TS Youngtae Cho, Trường Y tế Công cộng, ĐHQG Seoul, Hàn Quốc đã chia sẻ như vậy trong buổi nói chuyện tại Tổng cục DS-KHHGĐ ngày 19/6. Ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam nên rút kinh nghiệm của Hàn Quốc để đưa ra định hướng phù hợp trong chính sách DS-KHHGĐ.

Ứng phó với tình trạng mức sinh rất thấp và già hóa dân số nhanh của Hàn Quốc: Kinh nghiệm quý cho Việt Nam 1

Tài liệu truyền thông DS-KHHGĐ về với nông dân huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: D.Ngọc.

Tác động mạnh đến sự phát triển

GS Youngtae Cho cho biết, thời điểm 1983, khi Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế (TFR – số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - đạt 2 con), nước này vẫn tiếp tục duy trì công tác giảm sinh/kế hoạch hóa gia đình. Chính điều đó đã khiến mức sinh của Hàn Quốc giảm xuống quá thấp.

“Hai mươi năm qua, tốc độ giảm sinh diễn ra quá nhanh so với dự báo, bao nhiêu tiền của đổ vào để nâng mức sinh lên nhưng đến nay kết quả vẫn không như ý muốn” – ông chia sẻ. Theo đó, đến năm 2002, mức sinh đột ngột giảm xuống 1,3 con, năm 2005 tổng tỷ suất sinh giảm xuống thấp nhất 0,8 con. Cho đến nay, mức sinh đã tăng dần nhưng đến năm 2013 nó vẫn ở mức thấp, khoảng 1,3 con. Mức sinh thấp cùng với tỉ lệ người cao tuổi tăng lên đã ảnh hưởng rất lớn đến an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc.

GS Youngtae Cho cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do Hàn Quốc thời điểm đó không chú ý tới xu hướng của mức sinh, xã hội ít quan tâm đến vấn đề dân số. Hiệp hội Dân số Hàn Quốc bị thu nhỏ quy mô, phương tiện truyền thông ít quan tâm và đặc biệt là không có cơ quan chính phủ phụ trách lĩnh vực dân số. Người dân thì cho rằng mức sinh thấp không phải là việc của họ, càng ít người càng tốt mà không nghĩ rằng trong vòng 30 năm sau đó chính là vấn đề của họ. Mức sinh thấp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội mà theo GS Youngtae Cho thì dự báo đến năm 2022, tức là còn khoảng 9 năm nữa, nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ bị tụt hậu bởi hệ lụy mức sinh giảm quá thấp.

Nhận thức được những tác động lớn của dân số đối với sự phát triển của đất nước, kể từ năm 2002, Hàn Quốc bắt đầu nâng cao nhận thức toàn dân về mức sinh thấp và năm 2006 chuẩn bị đưa ra luật đặc biệt nhằm ứng phó với mức sinh thấp và quá trình già hóa dân số nhanh. Năm 2008, Ủy ban Ứng phó với mức sinh thấp và già hóa dân số được thành lập, do Tổng thống làm Chủ tịch. Ủy ban có 30 giáo sư là  chuyên gia hàng đầu về nhân khẩu học để tham mưu và giúp việc cho Tổng thống về các vấn đề này.

Cơ hội vàng để vượt qua thách thức

“Xã hội trong tương lai (trong vòng 20 – 30 năm tới) sẽ được quyết định bởi biến động dân số ngày nay và các chính sách dân số. Nếu Việt Nam vẫn duy trì được tổng tỷ suất sinh là 2 con trong vòng 10 – 20 năm nữa thì tôi chắc chắn rằng, có nhiều các công ty lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam”.

GS Youngtae Cho

“Tôi rất ấn tượng với công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam, nhất là trong Hội thảo “Đại biểu Quốc hội với chính sách, pháp luật về dân số trong giai đoạn mới” do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam vừa tổ chức. Tại Hội thảo tôi thấy các đại biểu Quốc hội có nhận thức rất sâu sắc về lĩnh vực này. Điều này khiến tôi rất ấn tượng và ngưỡng mộ Việt Nam trong công tác DS-KHHGĐ” – GS Youngtae Cho nói.

Ông cho biết, hiện nay nhiều công ty lớn đã gặp ông để nhờ dự báo, tư vấn về khả năng sản xuất trên các cơ sở dữ liệu về dân số của những thị trường họ sẽ đầu tư. Ông chia sẻ là đã đưa ra lời khuyên với Giám đốc điều hành của Hãng sản xuất ôtô KIA nên chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư vì chính sách dân số của Việt Nam hiện nay khá lý tưởng trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học.

Trước những chia sẻ của GS Youngtae Cho, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của quốc tế có vai trò rất quan trọng với Việt Nam, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học hiện nay. Các vấn đề về dân số của Hàn Quốc mà GS Youngtae Cho đã trình bày cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý báu để làm công tác dân số trong thời gian tới. Là những người trực tiếp tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội những định hướng về chính sách dân số trong thời gian tới nên tôi rất mong đây là cơ hội vàng để chúng ta tiếp cận được kinh nghiệm của các nước, cả ở những bài học thành công và bài học không thành công để tránh vấp phải những vấn đề thách thức trong tương lai”.

Trước những thách thức mới nảy sinh của công tác DS-KHHGĐ như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tốc độ già hóa dân số nhanh, chất lượng dân số còn thấp… Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ giai đoạn 2012 – 2015 đã có những mục tiêu, chỉ tiêu hết sức cụ thể để ngành dân số thực hiện. Điều đó thể hiện rõ sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với công tác DS-KHHGĐ, coi công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta.

Để làm tốt công tác này, TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định phải tăng mạnh nguồn lực vì đây là điều kiện tiên quyết để thực thi Chiến lược và Chương trình mục tiêu quốc gia. Còn GS.TS Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Nhà nước có đầu tư xứng đáng hơn nữa để công tác DS-KHHGĐ đạt được mục tiêu đề ra – từ số lượng chuyển sang nâng cao chất lượng. “Điều quan trọng nhất là đầu tư của Nhà nước phải luôn giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo và đặc biệt là duy trì Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ” - GS.TS Đào Văn Dũng nói.
 
Hà Thư
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suy giảm chất lượng tinh trùng vì thói quen để điện thoại trong túi quần

Suy giảm chất lượng tinh trùng vì thói quen để điện thoại trong túi quần

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thói quen thường xuyên để điện thoại trong túi quần có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, sinh lý của nam giới.

Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bốn năm trước, chị Hòa bắt đầu đi chữa vô sinh. Sau 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại, tới lần thứ 3, chị đã được làm mẹ ở tuổi 52.

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghiên cứu dựa trên những người đặc biệt sống thọ ở Trung Quốc đã tiết lộ 3 lựa chọn lối sống cần thiết nếu bạn hy vọng được đón sinh nhật tuổi 100.

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, qua đó góp phần chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội… được xem là một trong những giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh trong giai đoạn hiện nay.

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa số các trường hợp polyp tử cung là lành tính nhưng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Cần làm gì để phát hiện sớm polyp tử cung?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Suy giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến tinh hoàn hoặc cũng có thể do lối sống kém khoa học gây ra.

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau khi biết vợ ngoại tình, người chồng lập tức đi xét nghiệm ADN của các con. Kết quả giám định cho thấy đứa trẻ anh yêu nhất không phải là con ruột.

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân, tầm soát 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến cho phụ nữ mang thai; tầm soát 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trẻ sơ sinh...

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/6, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức khám tầm soát, sàng lọc trước sinh cho 60 phụ nữ mang thai là đồng bào dân tộc thiểu số tại 15 thôn, làng đặc biệt khó khăn ở huyện Chư Sê.

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều mẹ có thể sản xuất đủ sữa mẹ để nuôi con nhưng có một số mẹ lại gặp khó khăn trong việc tiết sữa. Vậy làm cách nào để tăng tiết sữa mẹ giúp mẹ đủ sữa để nuôi con dễ dàng và khỏe mạnh?

Top