Uống nước đúng cách để có lợi cho sức khỏe
Uống nước là nhu cầu cần thiết của con người. Việc uống nước tưởng chừng như rất đơn giản nhưng bạn cũng cần phải chú ý uống nước đúng cách, điều độ để sức khỏe được đảm bảo.
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng.
Vai trò của nước trong cơ thể người
Nước giúp loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động trong cơ thể người. Cụ thể là:
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, duy trì thân nhiệt. Khi bị mất nước, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương.
- Bài tiết chất thải. Thiếu nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh về bài tiết chất thải như táo bón.
- Bảo vệ các mô, tủy sống và khớp, giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô cơ thể.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Giúp chống lại bệnh tật.
- Nước cũng giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, nhờ đó sẽ tăng chất lượng sống khỏe mạnh.
- Giữ cho làn da tươi sáng
Vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan, bộ phận. Uống đủ lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường, thậm chí còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Thế nhưng uống nước như nào cho khoa học?

Việc uống nước tưởng chừng như rất đơn giản nhưng bạn cũng cần phải chú ý uống nước đúng cách, điều độ để sức khỏe được đảm bảo.
Cách uống nước mang lại lợi ích cho sức khỏe
- Uống nước ngay cả khi không khát
Khát là tín hiệu thông báo cho bạn biết cần phải uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước khi khát là điều dễ hiểu. Nhưng nếu để khi cảm thấy khát bạn mới uống nước thì tức là cơ thể của bạn đã bị mất nước 2 – 5%.
Do đó, để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, không bị rơi vào trạng thái stress hay ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể thì bạn nên uống nước ngay cả những khi không cảm thấy khát.
- Không nên uống nhiều nước ngay sau vận động mạnh
Khi hoạt động mạnh như tập thể dục hoặc chơi thể thao, cơ thể bị mất nước khá nhiều, bởi vậy chúng ta cần phải nhanh chóng bổ sung lượng nước thích hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống nhiều nước ngay sau khi vận động mạnh thì không tốt cho sức khỏe chút nào.
Bởi vì sau những vận động mạnh cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh, vì thế nếu uống nước ngay lúc đó thì sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống uống nước, vừa để bù đắp lượng nước đã "biến mất" vừa tốt cho sức khỏe.
- Không nên uống nước đun lại nhiều lần
Bạn đã nghe đến nước đun sôi nhiều lần cũng có thể gây ung thư? Thực tế là nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến những kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước. Do đó, chúng ta không nên dùng nước đun sôi nhiều lần vì các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể.
- Không nên uống nước trong lúc ăn
Thói quen uống nước trong khi ăn tưởng như sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn nhưng lại không phải. Uống nước khi ăn sẽ làm cho các dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Uống nước trong bữa ăn cũng làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Vì thế, nếu có thói quen này, bạn hãy loại trừ nhanh chóng đi nhé.

Khi vừa vận động mạnh mệt mỏi thì một ly nước lạnh sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn nhưng nó cũng lại có tác dụng xấu đối với dạ dày. Ảnh minh họa.
- Hạn chế uống nước lạnh thường xuyên
Khi vừa vận động mạnh mệt mỏi thì một ly nước lạnh sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn nhưng nó cũng lại có tác dụng xấu đối với dạ dày. Uống nước lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.
- Không uống quá nhiều nước
Thiếu nước thì sức khỏe cơ thể nguy hại nhưng uống nhiều nước cũng không phải là tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng, lượng natri bị hạ thấp. Điều này cũng không tốt cho cơ thể, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng nhu cầu lượng nước thật sự phải nạp vào là:
Khoảng 15,5 cốc nước (3,7 lít) mỗi ngày ở nam giới.
Khoảng 11,5 ly (2,7 lít) mỗi ngày ở phụ nữ.
Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce (3.0 lít) nước và phụ nữ khoảng 73 ounce (2,12 lít) nước từ đồ uống.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 11 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 16 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.