Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống rượu ảnh hưởng đến xương như thế nào?

Thứ năm, 19:26 15/02/2024 | Bệnh thường gặp

Uống nhiều rượu được biết đến là không tốt cho sức khỏe tổng thể, trong đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương…

1. Tác hại của việc uống rượu nhiều đối với xương

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Theo thời gian, uống nhiều rượu có thể cản trở khả năng phát triển xương mới và thay thế các mô xương của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ giảm mật độ xương , loãng xương và gãy xương.

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ rượu, đặc biệt là với số lượng lớn, tác động tiêu cực đến xương ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó đặc biệt có hại cho xương trẻ vẫn đang phát triển. Điều này là do rượu làm giảm khối lượng xương tối đa và làm yếu xương khi trưởng thành.

Uống rượu ảnh hưởng đến xương như thế nào?- Ảnh 1.

Uống rượu nhiều có thể cản trở khả năng phát triển xương mới và thay thế các mô xương của cơ thể.

Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu Hoa Kỳ (NIAAA) và Tổ chức Quản lý Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng chất gây nghiện (SAMHSA) Hoa Kỳ, các thói quen uống rượu được xác định như sau:

- Uống rượu vừa phải: Có nghĩa là 2 ly mỗi ngày hoặc ít hơn đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày hoặc ít hơn đối với phụ nữ.

- Uống rượu say: Làm tăng nồng độ cồn trong máu (BAC) lên 0,08% hoặc cao hơn. Đối với nhiều người lớn, điều này tương đương với 5 ly trở lên đối với nam và 4 ly trở lên đối với nữ trong vòng hai giờ.

- Uống nhiều rượu: Thường là uống nhiều hơn 4 ly mỗi ngày hoặc 14 ly mỗi tuần đối với nam giới và hơn 3 ly mỗi ngày hoặc 7 ly mỗi tuần đối với nữ giới. Điều này cũng có thể có nghĩa là uống say trong năm ngày trở lên trong vòng một tháng.

Xương là một trung tâm lưu trữ chính cho canxi và các khoáng chất khác. Canxi được hấp thụ từ thức ăn vào ruột non và thận chịu trách nhiệm loại bỏ lượng canxi dư thừa trong cơ thể. Lượng canxi trong máu là cần thiết để các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường.

Khi mất cân bằng canxi, cơ thể sẽ sử dụng vitamin, hormone và các hợp chất khác để điều chỉnh sự mất cân bằng. Việc uống rượu sẽ cản trở khả năng của cơ thể thực hiện những điều này một cách tự nhiên. Ngoài việc làm gián đoạn các cơ chế này, rượu còn can thiệp vào hệ thống miễn dịch theo cách ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Việc hạn chế uống rượu đã được chứng minh là cải thiện các dấu hiệu về mật độ xương trong vòng hai tháng.

Dưới đây là một số tác hại của rượu với xương:

- Làm giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất : Uống rượu thường xuyên có liên quan đến nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng cao hơn, do chế độ ăn uống kém và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị gián đoạn. Các chất thường bị giảm ở người uống nhiều rượu như: Vitamin A , kẽm, vitamin B (folate) và các chất dinh dưỡng liên quan nhiều hơn đến sức khỏe của xương như canxi, vitamin D và magie…

- Tăng quá trình hấp thu xương : Một số nghiên cứu cho rằng uống rượu làm tăng quá trình tái hấp thu xương và làm giảm khả năng thúc đẩy quá trình hình thành và sửa chữa xương mới của cơ thể. Điều này dẫn đến sự luân chuyển tế bào xương bị suy giảm và xương yếu hơn theo thời gian.

- Tăng nguy cơ loãng xương : Ở những người uống nhiều rượu, nguy cơ loãng xương và gãy xương tăng lên đáng kể. Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp sáu nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng có mối liên hệ tích cực giữa việc uống rượu và nguy cơ loãng xương.

- Tăng nguy cơ té ngã và gãy xương : Uống rượu thường xuyên hoặc quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Nếu mật độ xương đã bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn nếu bị ngã.

Do rượu có liên quan đến tình trạng giảm mật độ xương nên bạn cần xem lại thói quen uống rượu của mình nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Tiếp tục uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu, có thể làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Nếu không thể cai rượu hoàn toàn, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị không uống quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

Uống rượu ảnh hưởng đến xương như thế nào?- Ảnh 2.

Hình ảnh loãng xương.

2. Cách cải thiện sức khỏe của xương

Ngoài việc giảm hoặc ngừng uống rượu, có một số cách bạn có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương tối ưu:

- Trước tiên, hãy đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương, như canxi, vitamin D và vitamin K… Các chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau lá xanh, các sản phẩm từ sữa, sữa thực vật tăng cường vi chất, nấm được xử lý bằng tia cực tím (UV) và các sản phẩm từ đậu nành…

Cơ thể bạn cũng sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta bị thiếu vitamin D và không sản xuất đủ chất dinh dưỡng theo cách này. Bạn nên kiểm tra mức vitamin D của mình để xác định xem việc bổ sung vitamin D có hữu ích để duy trì mức độ của bạn hay khắc phục tình trạng thiếu hụt hay không.

- Tiếp theo, hãy đảm bảo tập thể dục chịu trọng lượng thường xuyên. Điều này bao gồm các hoạt động như chạy, chơi thể thao và rèn luyện sức mạnh. Hãy thử kết hợp các bài tập để giúp ngăn ngừa mất xương thêm và thúc đẩy cải thiện mật độ xương.

- Cuối cùng, nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ loãng xương cao hơn.

Bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên hệ giữa uống nhiều rượu và nguy cơ loãng xương. Rượu có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cản trở khả năng sửa chữa xương và điều hòa canxi của cơ thể. Để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe xương, bạn nên giảm hoặc hạn chế uống rượu và thực hành các thói quen sinh hoạt lành mạnh khác để hỗ trợ mật độ xương.


Bích Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Top