Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống thuốc với nước trái cây có thể gây hại sức khỏe

Thứ năm, 13:00 26/01/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người cho rằng có thể uống thuốc với bất cứ loại nước gì. Thậm chí, có người lựa chọn loại nước trái cây có mùi vị hấp dẫn nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Thế nhưng, điều này có thể gây hại.

Không ít người uống thuốc với nước trà, sữa, nước trái cây hay nước uống có gas. Tuy nhiên, những lựa chọn này có thể khiến thuốc bị giảm tác dụng hoặc gây hại cho sức khỏe.

Không phải nước gì cũng được

Nếu uống thuốc với nước trà, tannin trong trà sẽ làm một số thuốc (như thuốc bổ sắt) không hấp thu vào cơ thể. Nếu dùng sữa để uống thuốc kháng sinh (như tetracyclin), trong sữa chứa canxi, có thể tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng.

Có người thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc. có người ngay sau khi uống thuốc với nước, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc. Những trường hợp này có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây. Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây đẫ được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm kháng sinh như ampicillin, ery thromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường a-xít.

Đệ nhất kỵ: Nước bưởi!

Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Bưởi được đề cập ở đây là bưởi chùm (Citrus paradisis), khác với bưởi có ở nước ta (Citrus grandis). Cả hai đều thuộc họ thực vật Rutaceae và cho sự tương tác thuốc có thể giống nhau. Sự tương tác giữa bưởi và thuốc được khám phá vào năm 1989. Khi đó, Bailey phát hiện, nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và thuốc felodipin trị tăng huyết áp, nồng độ felodipin trong máu tăng gấp ba lần so với bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu, tức làm sự chuyển hóa thải trừ felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin.

Nước gì tốt nhất để uống thuốc?

Nên uống thuốc với nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh. Uống với lượng nước vừa đủ sẽ giúp đưa thuốc viên từ miệng nhanh đến dạ dày, hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng. Với thuốc viên nang, một số người không uống với nước, nhưng viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quan. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí một số thuốc đòi hỏi phải uống nhiều nước (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc bài tiết theo nước tiểu, không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết, không nên dùng nước chứa các chất khoáng (natri, can-xi...) để uống thuốc

PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức

Trường Đại học Y Dược, TP.HCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Sống khỏe - 47 phút trước

Cà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận những lợi ích sức khỏe đáng kể mà lá sen mang lại. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 1 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Top