Ưu tiên chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số
GiadinhNet - Ưu tiên chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, là vấn đề mà Việt Nam luôn quan tâm, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chia sẻ về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng DTTS và miền núi, bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: Đây là một vấn đề còn nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể, trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, phụ nữ mang thai tại các vùng DTTS tỉnh Lai Châu của UNFPA với Bộ Y tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 5/2021, cho thấy rõ nét điều này.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ báo cáo với đoàn công tác, thói quen đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ của người dân nơi đây còn phổ biến; tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, nhất là đồng bào dân tộc Mông, Lự, Dao, Mảng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây ra những nguy cơ tai biến sản khoa trong cộng đồng.
Đặc biệt, từ năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ sinh con tại nhà của phụ nữ mang thai ở huyện Sìn Hồ có sự tăng vọt sau nhiều năm giảm nhẹ, ở mức 46,5% (trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh Lai Châu là 33%). Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám thai ít nhất 4 lần của phụ nữ mang thai còn ở mức rất thấp (5,8%) so với tỷ lệ chung trên toàn quốc (trên 73%).
Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ trẻ em. Với tỷ lệ tử vong mẹ giảm 4 lần và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh xuống còn một nửa trong những thập kỷ gần đây, chỉ số sức khỏe bà mẹ trẻ em của Việt Nam ưu việt hơn so với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương.
“Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như: còn có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền. Tỷ lệ tại vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 3-4 lần vùng đồng bằng. Bên cạnh đó, tử vong sơ sinh còn cao và giảm chậm”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tại Hội thảo Tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em (10/2020).
Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Hơn nữa, còn có nhiều trường về tử vong trẻ sơ sinh và thai chết lưu không được báo cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi nơi dân số chủ yếu là người dân tộc.

Cán bộ y tế tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS. Ảnh TL
Không chỉ riêng thời kỳ dịch Covid -19, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng DTTS, vốn đã là "hòn đá tảng" trong sự phát triển y tế vùng DTTS và miền núi. Kết quả điều tra thu thập thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS Việt Nam năm 2019 cho thấy, tỷ suất sinh của người DTTS là 2,35 con/phụ nữ. Mức sinh này cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 2,09 con/phụ nữ.
Thời gian qua, dù Việt Nam rất chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh cho phụ nữ vùng DTTS, tuy vậy, vấn đề này chưa thật sự đồng đều giữa các dân tộc. Cụ thể, cũng theo kết quả của cuộc điều tra thu thập thông tin, tỷ lệ phụ nữ DTTS mang thai có đến các cơ sở y tế khám thai trong lần sinh gần nhất đạt 88%. Tuy nhiên, một số dân tộc có tỷ lệ phụ nữ khám thai rất thấp, như dân tộc như La Hủ (45,3%), La Ha (63,5%), Mảng (65,9%).
Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại các cơ sở y tế đạt 86,4%, phụ nữ DTTS sinh tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ 3,9%, phụ nữ sinh tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ là 9,5%, tại nơi khác là 0,2%; nhưng các dân tộc như, Mảng, Mông, Cống và La Hủ có tỷ lệ sinh con tại nhà và không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37,0% và 36,5%.
Ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết: Thời gian qua, đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Do đó, Ngày dân số thế giới (11/7) năm nay, UNFPA đã đưa ra thông điệp: "Dù là bùng nổ hay suy giảm dân số, giải pháp với tỷ suất sinh luôn nằm ở việc ưu tiên cho sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản của tất cả mọi người".
UNFPA phân tích, trong đại dịch, một số quốc gia buộc phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, từ đó làm ảnh hưởng, gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, do họ coi đây là dịch vụ không thiết yếu.
Từ đó, UNFPA đưa ra khuyến cáo, các quốc gia cần quan tâm ưu tiên hơn tới vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân. Theo đó, các quốc gia cần tăng cường hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ yếu thế tiếp cận thông tin, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em sơ sinh tại nhà và nỗ lực đảm bảo mức độ bình đẳng giới. Đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi càng cần được ưu tiên chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nhằm giảm tối đa tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mai Anh

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.