Hà Nội
23°C / 22-25°C

Văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước về công tác Dân số

Thứ hai, 10:40 29/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Quyết định số 326, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam. Vì sao lại chọn ngày này?

 

Phụ nữ huyện Bát Xát - Lào Cai với các tài liệu truyền thông chăm sóc SKSS/làm mẹ an toàn. Ảnh: Dương Ngọc
Phụ nữ huyện Bát Xát - Lào Cai với các tài liệu truyền thông chăm sóc SKSS/làm mẹ an toàn. Ảnh: Dương Ngọc

45 năm trước đây, giữa lúc đất nước còn bị chia cắt, dân tộc Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam để thống nhất đất nước. Hội đồng Chính phủ đã thông qua một Quyết định khá đặc biệt. Đó là Quyết định số 216-CP ngày 26/12/1961 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.

Một quyết định lịch sử

Tính độc đáo của Quyết định này ở chỗ: Trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều chưa hề quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển thì Việt Nam- một nước vừa trải qua cuộc chiến tranh 9 năm ác liệt chống thực dân Pháp, vừa mới hàn gắn các vết thương chiến tranh và đang chung sức xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc đất nước, đồng thời cũng phải chi viện cho đồng bào miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lại đặt vấn đề điều chỉnh việc sinh đẻ- Hay nói một cách rộng hơn, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại và tương lai.

Đặc điểm thứ hai của Quyết định 216-CP là tính nhân văn và tính nhân bản của văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ. Điều 1 của Quyết định trên khẳng định: “Vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của gia đình, vì để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”.

Tính nhân văn thể hiện rất rõ ở chỗ mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh tới không phải là và không chỉ là những yếu tố về số lượng, mà là những yếu tố về chất lượng như sức khỏe người mẹ, việc nuôi dạy con cái... Đáng lưu ý là văn bản trên còn nhấn mạnh tới quan hệ qua lại giữa việc sinh đẻ với hạnh phúc và hòa thuận của gia đình, với hàm ý: Số con trong mỗi gia đình phải phù hợp với điều kiện sức khỏe, điều kiện kinh tế, khả năng chăm sóc và nuôi dạy thì gia đình mới hòa thuận, hạnh phúc.

Điều 3 của Quyết định 216-CP nêu rõ: “Các đoàn thể quần chúng Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Lao động, Tổng Công đoàn và Bộ Y tế sẽ cùng nhau thảo luận chương trình hoạt động nhằm thực hiện tốt đẹp chủ trương trên”. Như vậy, ngay từ thủa ban đầu, tính xã hội hóa của chương trình đã được nhấn mạnh qua việc nêu lên những đoàn thể quần chúng rộng rãi nhất và nhấn mạnh tới việc các đoàn thể quần chúng đó đại diện cho nguyện vọng và tâm tư của người dân sẽ cùng với Bộ Y tế – cơ quan chuyên môn của Nhà nước, cùng nhau thảo luận chương trình hoạt động.

Điều 2 của Quyết định 216-CP cũng nêu lên cách làm phù hợp: “Bước đầu cần tổ chức thực hiện việc hướng dẫn sinh đẻ trong cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và dần dần mở rộng trong nhân dân”.

Quan điểm chọn những đối tượng dễ chấp nhận trước để làm thí điểm từ đó rút những bài học kinh nghiệm cần thiết để nhân rộng và từng bước chuyển sang các nhóm đối tượng khác, những đối tượng khó hơn là một quan điểm đúng đắn, được thực tiễn chương trình ở nước ta và nhiều nước khác đã khẳng định.

Người dân đồng thuận cao

 

 

Một sân chơi thanh niên tìm hiểu về DS- KHHGĐ.  ẢNH: P.V
Một sân chơi thanh niên tìm hiểu về DS- KHHGĐ. ẢNH: P.V

 

Quyết định đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ cũng khẳng định một nguyên tắc mà sau này các văn bản quốc tế cũng nhấn mạnh đó là: Việc cung cấp dịch vụ phải thuận lợi và phải phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của người sử dụng.

Từ văn bản đầu tiên, Quyết định 216-CP ngày 26/12/1961, đến các văn bản mang tính toàn diện và hệ thống hơn: Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII ngày 14/1/1993, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/2000 tại Quyết định 147/TTg, Nghị quyết 47-NĐ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, Kết luận 44-KL/TW ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW, Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số và các nghị định hướng dẫn thi hành, Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 44-KL/TW của Bộ Chính trị...

Thời gian vừa qua là cả một quá trình phấn đấu gian khổ, bền bỉ của  ngành dân số trong việc truyền thông nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS cho mọi đối tượng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt, kịp thời của Nhà nước, ngành Dân số- KHHGĐ đã  nỗ lực hết mình và gặt hái được những thành quả đáng kể!

Từ một  đất nước có mức sinh rất cao, chúng ta đã đạt mục tiêu duy trì mức sinh thay thế.Từ một đội ngũ ít ỏi những người làm công tác DS-KHHGĐ, trong đó có không ít chỉ là nghiệp dư, thì nay chúng ta đã có một đội ngũ chuyên môn hùng hậu và một đội quân tình nguyện hàng chục vạn người hoạt động theo một chiến lược thống nhất. Chính sách dân số của nước ta đang được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn các vấn đề dân số, chú trọng vấn đề chất lượng dân số nhằm thực hiện thành công mục tiêu bảo đảm sự hài hòa giữa ổn định dân số và phát triển bền vững của đất nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Với kinh nghiệm phong phú, những bài học quý giá của nửa thế kỷ qua, ngành Dân số cần vươn lên những tầm cao mới, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo duy trì ổn định được mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng giống nòi, thực hiện thắng lợi tinh thần Nghị quyết 47-NQ-TW để có một quy mô dân số phù hợp, trong đó từng người dân mạnh khỏe, phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ và tinh thần, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

 

Quá trình phấn đấu gian khổ, bền bỉ

Quyết định đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ cũng khẳng định một nguyên tắc mà sau này các văn bản quốc tế cũng nhấn mạnh đó là: Việc cung cấp dịch vụ phải thuận lợi và phải phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của người sử dụng.  Thời gian vừa qua là cả một quá trình phấn đấu gian khổ, bền bỉ của  ngành Dân số trong việc truyền thông nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS cho mọi đối tượng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt, kịp thời của Nhà nước, ngành Dân số- KHHGĐ đã  nỗ lực hết mình và gặt hái được những thành quả đáng kể!

Với kinh nghiệm phong phú, những bài học quý giá của nửa thế kỷ qua, ngành Dân số cần vươn lên những tầm cao mới, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo duy trì ổn định được mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng giống nòi, thực hiện thắng lợi tinh thần Nghị quyết 47-NQ-TW để có một quy mô dân số phù hợp, trong đó từng người dân mạnh khỏe, phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ và tinh thần, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

 

T.Vĩnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Top