Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vắt chanh vào miệng con khi trẻ co giật, mẹ suýt ôm hận

Thứ bảy, 10:22 10/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bé trai 4 tuổi lên cơn co giật, động kinh, gia đình liền ghì chặt cho con ngậm chanh tươi kèm gừng thái lát. Bé trai sặc sụa, tím tái được đưa đi cấp cứu.

Vắt chanh vào miệng con khi trẻ co giật, mẹ suýt ôm hận - Ảnh 1.

Chăm sóc trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: V.Thu

"Tởn đến già"

Dù đã đưa con đến lớp sau đợt nghỉ hè, nhưng chị Dung (ở Nghệ An) vẫn không hết sởn da gà mỗi khi nhớ lại chuyện đưa con đi cấp cứu vì sốt, co giật.

Tháng trước, vợ chồng chị đưa con đi về quê nội nghỉ hè "xả láng". Sau một ngày vần vã ngoài trời nắng oi, đến xế chiều, con trai 6 tuổi bỗng lên cơn sốt. Lúc đầu chỉ 380C, sau 2 tiếng tăng vọt lên 39,50C, chị càng xoay không kịp khi con có biểu hiện co giật.

Định đưa con đi viện thì bà nội ngăn lại, cho rằng chỉ cần cho ngón tay vào giữ không cho bé cắn lưỡi rồi vắt chanh vào miệng, con hạ sốt nhanh. Không dám cãi mẹ chồng vì chưa từng nghe "mẹo vặt dân gian" này, chị đồng ý. Ai ngờ chỉ vừa ngậm vài giọt, bé lên cơn sặc, người tím tái. Chị hoảng hồn ôm con lên taxi chạy đến viện, trong khi ngón tay út của chị úa máu vì bị răng con nghiến chặt trước đó.

Đến viện cấp cứu, bác sĩ nói gia đình chị quá may mắn vì nhà gần viện, đưa đi kịp, nếu không thì không biết chuyện gì xảy ra. Khi bé trai đã ổn, bác sĩ nói trong lúc co giật bé đã thở khó, còn bị nước chanh sặc vào đường thở. Còn cách cho tay vào miệng bé đề phòng trẻ cắn lưỡi thì hoàn toàn sai, vừa không chữa được gì cho con, vừa đau tay mẹ. "Tôi tởn đến già", chị Dung chia sẻ.

Mới đây, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM tiếp nhận bé trai 4 tuổi được người nhà đưa đến trong tình trạng thở khó, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc kém. Bác sĩ phải khai thông đường thở, loại bỏ đàm nhớt trong miệng bé, đặt ống nội khí quản để cấp cứu.

Trong khi cấp cứu cho bệnh nhi, các bác sĩ phát hiện nhiều tép chanh tươi và lát gừng mỏng ở cổ họng bé. Mẹ bé cho biết, bé có tiền sử động kinh. Những lần trước, khi bé lên cơn co giật, gia đình đè bé xuống, nặn chanh, cho ngậm gừng thì bé dứt cơn, nhưng lần này cũng làm như thế, bé đột nhiên gồng cứng, thở hắt mệt mỏi nên đưa vào bệnh viện.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM lưu ý, co giật ở trẻ em không giống người lớn vì nguyên nhân khác nhau, cách cấp cứu, sơ cứu trẻ co giật ở những môi trường khác nhau cũng khác nhau (ở nhà, bệnh viện, hay nơi công cộng…).

Theo BS Trương Hữu Khanh, một đứa trẻ khi bị co giật, người cấp cứu nên hỏi ngay người thân đi cùng về bệnh sử của trẻ như lâu nay đã từng co giật chưa, có hay co giật không để xác định qua về tiền sử có động kinh hay không. Thông thường, có 3 nguyên nhân gây co giật ở trẻ là: Sốt cao, động kinh hay những bệnh lý khác như viêm màng não, chấn thương trước đó…

Các bác sĩ khẳng định về cơ bản, hầu hết trẻ bị co giật đều cắn chặt răng chứ không tự cắn lưỡi, nếu người lớn cạy hàm, chèn tay hoặc các vật khác vào miệng thì lưỡi của trẻ mới đưa ra ngoài, kèm theo trẻ co giật mất kiểm soát sẽ dễ cắn lưỡi hơn hoặc gây tổn thương niêm mạc, răng, lợi.

Xử trí khi trẻ co giật, lưu ý gì?

Nếu trẻ co giật do sốt cao, người lớn chỉ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dùng nước ấm lau người cho trẻ, lau nhiều ở vùng bẹn, nách, theo dõi sốt ở trẻ, sốt cao không hạ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Không ít cha mẹ luôn có phản xạ tự nhiên là đưa tay, vật cứng (thìa, đũa) vào miệng trẻ rồi vắt chanh điều trị với niềm tin bé sẽ dứt cơn ngay khi có chanh. Khẳng định hành động này rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong nhanh, BS Trương Hữu Khanh phân tích, người lớn nghĩ chanh thường dùng để hạ sốt nên vắt chanh nguyên chất sẽ hạ sốt nhanh hơn, nhưng khi trẻ đang co giật sẽ không chủ động được đường thở, người cấp cứu vắt mạnh chanh vào miệng sẽ gây nhiều nguy cơ, nếu nước chanh hay dị vật sặc vào khí quản. Lúc này, chanh không những không hề làm giảm cơn co giật, trái lại càng gây cản trở đường thở của trẻ khiến trẻ nguy hiểm hơn. Trẻ không tự nuốt được, nguy cơ sặc chanh vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp. Thậm chí đã có trẻ tử vong.

Nếu trẻ bị động kinh, lên cơn co giật, BS.CK2 Đỗ Quốc Hùng, Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân dân 115 khẳng định, cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng nên có tác động cũng không hết nhanh mà càng khiến tình cảnh thêm rối bời.

Lúc này, những việc nên làm như: Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân ra xa; đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân; nới lỏng cổ áo, thắt lưng; nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói (nếu có); ghi nhận thời gian cơn co giật (co giật kéo dài trong bao lâu). Khi cơn co giật thoái lui, đảm bảo bệnh nhân thở lại như bình thường.

BS Khanh lưu ý, ngoài việc không cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ, không cho trẻ uống hay nuốt nước lọc hay nước khác thì cha mẹ không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể, thậm chí nếu dùng quá nhiều lực có thể gây gãy xương cho trẻ. 

Sơ cứu bệnh nhân co giật, động kinh ở những môi trường khác nhau

Bệnh nhân bị động kinh lúc đang ở dưới nước: Giữ cho đầu bệnh nhân ở trên mặt nước và nghiêng về một bên; đưa bệnh nhân lên cạn ngay khi có thể; sau khi đưa lên cạn, đảm bảo bệnh nhân có thể thở lại như bình thường; nếu không, phải tiến hành cấp cứu hoặc gọi cấp cứu ngay; nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra, dù bệnh nhân cảm thấy khỏe sau cơn.

Bệnh nhân bị động kinh trên máy bay: Nếu có thể xếp lại các tay dựa, cho bệnh nhân nằm ngang trên các ghế ngồi; lót gối quanh đầu để đầu bệnh nhân không bị va đập vào các vật cứng xung quanh; cố gắng nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để đường thở không bị tắc nghẽn.

Bệnh nhân bị động kinh trên xe buýt: Đỡ bệnh nhân nằm ra trên các ghế, lót vật mềm dưới đầu; cho bệnh nhân nằm nghiêng về một bên; giải thích với các hành khách xung quanh để có thêm sự trợ giúp, tránh hoảng loạn quá mức.

(BS Đỗ Quốc Hùng, Khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Nhân dân 115)

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 9 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 13 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top