Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vệ sinh nhà ở đúng cách để bảo vệ sức khoẻ người thân yêu

Thứ sáu, 13:00 20/12/2019 | Y tế

GiadinhNet - Vệ sinh nhà cửa và khử trùng không gian sinh hoạt là một cách giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm khuẩn, nhất là khi ở nhà bạn đang có thành viên bị bệnh, đơn giản là cảm cúm, sổ mũi…

Khi môi trường trong sạch, sức khỏe con người cũng được bảo vệ. Trong ngôi nhà của bạn cũng vậy. Rất nhiều vật dụng tưởng chừng "vô hại" nhưng lại chính là nơi chứa đựng mầm gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, đúng cách, rửa tay với xà phòng là những biện pháp bảo vệ sức khoẻ những thành viên trong gia đình khỏi các dịch bệnh, đặc biệt hiện nay như dịch sốt xuất huyết, tay – chân – miệng, sởi, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá…

Đơn cử, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình cần chủ động thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín hoặc lật úp các vật dụng, dụng cụ chứa nước trong hộ gia đình như: Bát nước kê chân chạn, chậu hoa cây cảnh, hòn non bộ, lu, khạp, bồn, bể chứa nước, đặc biệt các vật phế thải xung quanh nhà như lốp xe, vỏ dừa, vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ. Đây là cách xử lý để muỗi không vào đẻ trứng.

Vệ sinh nhà ở đúng cách để bảo vệ sức khoẻ người thân yêu - Ảnh 1.

Các chậu hoa, cây cảnh chứa nước sạch là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thích trú ngụ

Hàng tuần, các thành viên trong gia đình, khu dân cư cùng nhau thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn…

Các gia đình hàng tuần cũng cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết được gọi là "muỗi nhà vua" bởi chúng chỉ lựa chọn đẻ trứng nơi nước trong, sạch sẽ, thậm chí các nhà cao tầng. Do đó, các gia đình cần thực hiện các biện pháp trên để ngăn chặn nơi muỗi đẻ trứng cùng với việc thu dọn đồ đạc, quần áo sau mỗi cánh cửa, cánh tủ để muỗi không có chỗ trú ngụ. Ngoài ra, các gia đình cần hợp tác với cán bộ y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi đảm bảo bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng.

Với bệnh tay – chân – miệng, chuyên gia y tế khuyên cha mẹ, người lớn cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cùng với đó, trẻ cũng cần được hướng dẫn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ mắc bệnh phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trồng thêm nhiều cây xanh, hút bụi trong nhà thường xuyên cũng là cách ngăn chặn, bảo vệ sức khoẻ trước tác hại của bụi mịn, ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, phải thay nước thường xuyên để tránh làm nơi trú ngụ ưa thích của muỗi truyền sốt xuất huyết.

Các bệnh dạ dày và bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn Salmonella, E. coli hoặc norovirus thường gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh trong một thời gian ngắn. Thậm chí, người bệnh nhiễm khuẩn Salmonella còn có thể tử vong nếu nếu không được điều trị đúng cách. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các vật dụng mà người bệnh chạm phải như đồ chơi, nội thất hay dụng cụ trong bếp. Để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, phòng bệnh đúng cách, đặc biệt là giữ gìn vệ sinh nhà cửa là điều rất quan trọng.

Không phải tất cả mầm bệnh hay vi khuẩn đều có hại, tuy nhiên, thực tế, vi khuẩn có thể tồn tại thời gian dài trong không khí. Chúng sinh sôi, phát triển ở những nơi bạn không thể ngờ tới. Đơn cử như bồn rửa bát hay nơi treo bàn chải trong nhà tắm. Đừng bỏ qua ngóc ngách hay đồ vật nào khi vệ sinh nhà cửa.

Vệ sinh nhà ở đúng cách để bảo vệ sức khoẻ người thân yêu - Ảnh 2.

Cùng với vệ sinh nhà cửa đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng cũng là cách đơn giản bảo vệ sức khoẻ

Để vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là sàn nhà, tường khu vực bếp nếu chỉ lau chùi bình thường cũng khó diệt khuẩn. Lời khuyên là bạn nên làm sạch nhà ở với xà phòng, nước tẩy đa năng, nước lau nhà là cách giúp loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh và cũng khiến nhiều bề mặt trở nên vệ sinh hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại tẩy rửa phổ biến và dễ dàng tìm thấy trong căn bếp của mỗi gia đình như muối, giấm pha baking soda, sau đó dùng giẻ sạch chà lên các vết ố trước khi dùng cây lau nhà để lau một lần nữa loại bỏ vết bẩn, mùi hôi.

Một trong những lý do khiến nhiều người ngại vệ sinh nhà cửa là "dồn đống" khiến công việc nhiều hơn, bụi bám nhiều hơn, các vết bẩn cũng khó đánh bay ngay. Người lớn nên dành 30 phút vệ sinh nhà cửa mỗi ngày hoặc vài ngày một lần để cùng nhau hạn chế việc sinh sôi của vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ các thành viên trong gia đình.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 22 giờ trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 1 ngày trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 2 ngày trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Sống khỏe - 2 ngày trước

Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Y tế - 2 ngày trước

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Sống khỏe - 2 ngày trước

Trước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Y tế - 2 ngày trước

Để bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Top