Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về với cơ sở, làm việc hết mình

Thứ ba, 05:00 18/05/2010 | Y tế

Ghi sâu lời dạy của Bác Hồ: “Lương y phải như từ mẫu”, mỗi cán bộ nhân viên ngành Y thường xuyên tự nhủ và tâm niệm phải luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hết lòng vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân.

Đi luân phiên về cơ sở, các bác sỹ thực hiện Đề án 1816 chính là những người đã tạo nên một bức tranh hoàn hảo về sự trợ giúp kịp thời và hiệu quả để rút ngắn khoảng cách đồng bằng – miền núi, thành thị - nông thôn về chất lượng phục vụ của ngành Y tế; nâng cao chuyên môn, kỹ thuật và năng lực điều trị cho tuyến dưới. Sự có mặt của họ trên khắp mọi miền Tổ Quốc làm thỏa mãn phần nào nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được điều trị ngay tại quê hương của người bệnh nhất là người bệnh ở vùng sâu vùng xa. Có rất nhiều tấm gương sáng về các bác sỹ luân phiên mà bài viết này mới chỉ nêu được một phần rất nhỏ.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS. Võ Văn Thành - Chủ tịch hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, Chủ tịch Hội Cột sống thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Cột sống A Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh – đã về Khánh Hòa để hướng dẫn kỹ thuật chỉnh hình cột sống cho các bác sỹ Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Võ Văn Thành, ThS.BS. Trần Hoàng Mạnh - Trưởng khoa Ngoại cột sống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tự tin thực hiện những công việc chính của ca phẫu thuật cột sống thuộc loại khó và đã thành công.
 
Đó là ca nắn chỉnh vẹo cột sống nằm trong không gian ba chiều lối sau với cấu hình toàn ốc chân cung cho một bệnh nhân nữ 20 tuổi và kết quả là bệnh nhân đã được hồi phục. Trước khi có Đề án 1816, chưa có một tỉnh thành nào đảm đương được kỹ thuật này ngoài thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có kỹ thuật chuyên môn cao, PGS. TS. Võ Văn Thành còn là tấm gương về sự tâm huyết, tận tình, chu đáo của người thầy với học trò và tình thương yêu, hết lòng với người bệnh.
 
BS. Đặng Trần Đạt (Khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Trung ương) là người đầu tiên và duy nhất trong đoàn công tác về Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bình Phước.
 
Tâm sự về chuyến đi của mình, anh cho rằng một trong những cái khó phải vượt qua với anh là nỗi nhớ gia đình cũng trở nên nhỏ bé khi anh trực tiếp nhìn thấy sự khó khăn thiếu thốn của cơ sở, nhìn thấy rất nhiều bệnh nhân bị bệnh về mắt, do không được chữa trị hoặc chữa không đến nơi đến chốn mà vĩnh viễn mất đi nguồn sáng trong đời. BS. Đạt đã tích cực giúp Trung tâm tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh mắt miễn phí cho bà con trong đó phần đông là bà con dân tộc thiểu số; chuyển giao thành công một số kỹ thuật điều trị, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện.

ThS.BS. Bùi Thế Anh (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) luôn vui và hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng về những ngày đi luân phiên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Thời gian 3 tháng không phải là dài nhưng đầy kỷ niệm khó quên đã khiến anh thấy gắn bó với nơi mình đến. Xác định đã về với cơ sở là làm việc hết mình, coi bệnh viện tuyến dưới như bệnh viện của mình, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp là mấu chốt giúp BS. Thế Anh hoàn thành nhiệm vụ.

 Ths.BS. Nguyễn Hải Nam (Bệnh viện Việt Đức) đã chuyển giao thành công kỹ thuật mổ nội soi cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La. Sự chuyển giao đó đã giúp cho người bệnh ở Sơn La và cả vùng cao Tây Bắc được hưởng lợi từ kỹ thuật này, giảm bao chi phí và vất vả vì trước đây phải chuyển về tuyến trên.
 
Anh say mê và nhiệt tình chỉ dẫn cho bác sỹ tuyến dưới, coi việc hướng dẫn đồng nghiệp tuyến dưới là nhiệm vụ của mình, cũng như những người đồng nghiệp đi trước ở Bệnh viện Việt Đức đã hướng dẫn cho anh. Anh thực sự hạnh phúc khi việc làm của mình được đón nhận và mang lại sự tự tin cho đồng nghiệp ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cùng niềm tin yêu của người bệnh nơi vùng núi xa xôi này.
 
Hà Giang – tỉnh nằm ở vùng cao nguyên núi đá cực Bắc của Tổ Quốc vui mừng đón nhận những bác sỹ luân phiên từ các bệnh viện tuyến Trung ương về hỗ trợ. BS. Hoàng Quốc Khánh (Khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương) luôn là người thầy, người đồng nghiệp, người bạn gần gũi thân tình để bệnh nhân và những y bác sỹ thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hà Giang trao đổi khó khăn và thắc mắc trong chuyên môn và cả cuộc sống đời thường. Anh được cán bộ y tế và bà con yêu mến gọi là “người bác sỹ của Hà Giang”.
 
BS.CKII Đặng Thị Xuân (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) đã vượt lên khó khăn của gia đình (chồng công tác xa, hai con còn nhỏ) để làm nhiệm vụ hỗ trợ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Xúc động trước sự vất vả, khó khăn, thiếu thốn trăm bề của bà con nơi vùng cao hẻo lánh, chị đã mang tình thương, lòng nhiệt tình và kinh nghiệm của mình, mong sao góp một phần bé nhỏ để Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và bệnh nhân có được sự trợ giúp tốt nhất.
 
Chị tâm sự: “Mỗi chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa để giúp bà con được no ấm, được mạnh khỏe, để họ có tâm trí cảm nhận sự hùng vĩ của quê hương mình”.
 
Không chỉ có bác sỹ luân phiên từ tuyến Trung ương về tỉnh mà các bác sỹ tuyến tỉnh cũng nhiệt tình và hăng hái mang ánh sáng của Đề án 1816 về các huyện xa xôi. BS. Trần Thị Duyên (Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa số I tỉnh Lào Cai) là bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện tình nguyện luân phiên về tuyến huyện vì “muốn tiếp xúc nhiều hơn với tuyến dưới để trực tiếp chữa bệnh cho người nghèo, giúp họ bớt đi khó khăn mỗi khi phải vượt tuyến lên tỉnh”. Tại cơ sở, chị đã mổ cấp cứu kịp thời cho một sản phụ, cứu sống hai mẹ con người bệnh trong gang tấc.
 
Là đồng nghiệp cùng Bệnh viện với BS. Duyên, BS. Trần Thùy Lâm luôn trăn trở và tự nhủ: “Cán bộ y tế phải thường xuyên về với cơ sở để thấy được những khó khăn trong công việc của mình là rất nhỏ. Từ đó sẽ có thái độ chân thành, cởi mở hơn đối với người bệnh”. Xuất phát từ suy nghĩ đó, chị không ngần ngại tham gia đoàn quân tình nguyện của Bệnh viện về với các xã khó khăn và hòa nhập cùng cơ sở như người thân thiết. Theo chị, bác sỹ tăng cường phải có trách nhiệm với nơi mình đến, sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi cơ sở cần dù cho đã hết đợt công tác trở về.

ThS.BS. Nguyễn Bích Hoàng (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên) khi đi luân phiên tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã mô tả công việc trong cụm từ “tay không bắt giặc”. Bằng năng lực chuyên môn và tình thương đối với người bệnh, anh đã cứu sống một trẻ sơ sinh bị ngạt nặng đã có dấu hiệu ngừng tim. Trong cơn nguy kịch, BS. Hoàng đã nhanh chóng tạo đường truyền tĩnh mạch qua rốn để mang lại sự hồi sinh cho cháu bé.

BS.CKI Hoàng Thông Vân (Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển) đã về luân phiên tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) trong hoàn cảnh nơi anh đến vừa trải qua trận lụt lịch sử. Sự tàn khốc của thiên nhiên đã phá hủy nhiều trang thiết bị máy móc khiến Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên rơi vào tình thế vô cùng khó khăn.
 
Không nản lòng, BS. Vân đã giúp đỡ Bệnh viện với tất cả khả năng của mình. Nhờ sự trợ giúp của anh và các bác sỹ của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển mà Khoa Hồi sức Chống độc của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên đã nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả và nhiều kỹ thuật đã được chuyển giao.
 
Nhiệt huyết của các bác sỹ đi luân phiên được làm nóng hơn, tỏa sáng hơn khi có sự đón nhận nhiệt tình, sự năng nổ của các cán bộ y tế tuyến cơ sở trong việc học tập, tiếp thu kiến thức một cách chuyên cần. Cán bộ luân phiên đến với cơ sở, với bệnh nhân ở địa phương có thời hạn còn các y bác sỹ sở tại thì gắn bó gần như cả cuộc đời mình với sự nghiệp y tế của tỉnh /huyện /xã nhà. Họ chính là cầu nối gắn kết mối thân tình, sự cảm thông sâu sắc giữa cán bộ luân phiên và nhân dân địa phương.
 
Hơn ai hết, họ hiểu rõ trách nhiệm của mình là phải tranh thủ cơ hội có sự trợ giúp của tuyến trên mà học hỏi không ngừng để đáp ứng được ngày càng cao nhu cầu chăm sóc y tế của người dân. Kể về chuyến công tác luân phiên tại tỉnh Bình Phước, BS. Phạm Ngọc Đông (Bệnh viện Mắt Trung ương) không nói gì nhiều về mình mà đánh giá cao tấm gương sáng của y sỹ Nguyễn Thị Hoài Nhi, cán bộ phụ trách khoa Mắt của Trung tâm y tế huyện Lôc Ninh tỉnh Bình Phước.
 
Chị đã không quản ngại vất vả, đường sá xa xôi, đi khắp 16 xã trong huyện để khám sàng lọc, phát hiện bệnh nhân mắc bệnh về mắt cần phẫu thuật, tập trung bệnh nhân về trung tâm huyện để được phẫu thuật miễn phí kịp thời. Chị suy nghĩ thật mộc mạc, giản dị: “Mỗi người cố gắng một ít thì người bệnh sẽ đỡ cưc hơn”. Làm cho người bệnh đỡ cực cũng chính là một trong những tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc.
 
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa trợ giúp của tuyến trên và tiếp nhận của tuyến dưới đã tạo nên thành công bước đầu rất đáng trân trọng của Đề án 1816 – Đề án được ghi nhận là “một chủ trương đúng đắn và phù hợp”. Những con số biết nói trong hơn một năm thực hiện Đề án đã minh chứng cho điều này.
 
Và giờ đây, ở mọi nơi trên đất nước mình, các bác sỹ luân phiên vẫn đang lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ bằng lương tâm của người thầy thuốc, bằng quyết tâm thưc hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Việc làm của các anh, các chị là những bông hoa đẹp trong vườn hoa rực rỡ mà cán bộ nhân viên ngành Y kính dâng lên Bác nhân kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Người.
 
Theo Trang tin điện tử Truyền thông Giáo dục Sức khỏe
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top