Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vi khuẩn H.P có thể lây được, ung thư dạ dày có lây không?

Thứ tư, 13:53 30/12/2020 | Sống khỏe

Vi khuẩn H.P là nguyên nhân gây ung thư dạ dày, có thể lây truyền trực tiếp qua đường miệng-miệng, phân, thức ăn hoặc nước uống nhiễm bẩn.

Vi khuẩn H.P gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo thống kê cho thấy có một số khu vực, gia đình có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn ở những nơi khác. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn H.P thì có thể lây được.

Vi khuẩn H.P có thể lây được, ung thư dạ dày có lây không? - Ảnh 1.


Chính vì thế nhiều người đặt câu hỏi ung thư dạ dày có lây không?

Câu trả lời là không. Tuy có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ung thư dạ dày có thể lây từ người này sang người khác. Chính vì không phát hiện được đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh nên không có căn cứ cho thấy bệnh này có thể lây.

Theo một nghiên cứu được tiến hành giữa cả 2 người bị nhiễm vi khuẩn H.P cho thấy có người bị dạ dày còn người còn lại thì không.

Vì thế có thể nói rằng ngoài những tác nhân bên ngoài thì mối tương tác giữa bản thân và các nguyên nhân đó rất quan trọng, chúng quyết định ai sẽ là người mắc bệnh.

Tuy nhiên không phải vì thế mà các bạn có thể chủ quan, thói quen sống và sinh hoạt không lành mạnh có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng bệnh. Đây cũng là lý do vì sao có những khu vực, những gia đình đều mắc bệnh ung thư dạ dày còn nơi khác lại không mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

- Đầy tức bụng

- Chán ăn

- Sụt cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi

- Nôn ra máu

- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn

- Đi ngoài phân màu bất thường

Ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bạn. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Vi khuẩn H.P có thể lây được, ung thư dạ dày có lây không? - Ảnh 2.

Nhấn để phóng to ảnh

Hóa trị

Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.

Làm gì để phòng ung thư dạ dày?

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác lạ của cơ thể

- Không ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, chất phụ gia hoặc ăn quá mặn trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng không tốt đối với dạ dày.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các đồ uống không tốt

- Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật

- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe 
tâm thần

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Sống khỏe - 1 giờ trước

Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bỏ qua dấu hiệu chán ăn, đau bụng âm ỉ vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác. Sau đó một thời gian đi khám, bà bất ngờ nhận kết quả bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 17 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Top