Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao bệnh trĩ tái phát, cần làm gì để phòng bệnh?

Thứ bảy, 14:59 16/03/2024 | Bệnh thường gặp

Nhiều người khi điều trị bệnh trĩ đã khỏi nhưng sau một thời gian bệnh lại tái phát. Vậy, nguyên nhân do đâu, cần làm gì để phòng căn bệnh này?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của bệnh trĩ, trong đó phổ biến là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học như: Ăn nhiều thịt, ít rau, uống ít nước, ngồi nhiều, ít vận động... điều này sẽ gây táo bón, lâu dài dẫn tới trĩ.

Bệnh trĩ có tái phát không?

Trĩ thường được miêu tả là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Tùy thuộc vào vị trí của búi trĩ, người ta chia làm 2 loại: Trĩ ngoại và trĩ nội.

- Trĩ ngoại (nằm bên ngoài hậu môn) phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Chúng thường không đau, tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) thì nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.

- Trĩ nội (nằm phía trong hậu môn) thường không đau, chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên, nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong (búi trĩ bị nghẹt).

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp sau phẫu thuật cắt trĩ một thời gian bệnh lại tái phát. Lý do là hệ tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng bị giãn, suy yếu sẽ không hồi phục được như ban đầu. Chính vì thế khi bệnh trĩ càng tái phát nhiều lần sẽ càng làm căng giãn tĩnh mạch mô xung quanh hậu môn , khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

Ở một số trường hợp sau phẫu thuật cắt trĩ không thay đổi chế độ ăn uống , sinh hoạt hợp lý thì cũng rất dễ bị tái phát bệnh trĩ. Bởi lẽ tính chất của phẫu thuật chỉ giải quyết phần búi trĩ lòi ra ngoài. Trong khi đó, hệ tĩnh mạch suy yếu bên trong thì phẫu thuật hoàn toàn không can thiệp được. Chính vì vậy, chỉ cần có những yếu tố dễ gây bệnh thì bệnh trĩ sẽ rất dễ tái phát.

Vì sao bệnh trĩ tái phát, cần làm gì để phòng bệnh?- Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của bệnh trĩ.

Cần làm gì để bệnh trĩ không bị tái phát?

Để tránh bệnh tái phát, sau khi điều trị người bệnh cần tái khám theo chỉ định của các bác sĩ, thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn dùng thuốc cũng như chế độ ăn. Ngoài ra, người bệnh cần cần lưu ý đến chế độ ăn uống phù hợp, vì điều này sẽ giúp quá trình phục hồi bệnh trĩ nhanh và ngăn chặn bệnh trĩ xuất hiện. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều rau xanh, củ và quả tươi để bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin. Những thực phẩm này giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón . Từ đó, giúp làm giảm áp lực khi đi đại tiện để ngăn ngừa bệnh trĩ.

Cần uống đủ nước mỗi ngày, vì sẽ có lợi cho tiêu hóa và giảm táo bón hiệu quả. Người trưởng thành nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa bệnh trĩ cùng nhiều căn bệnh khác như sỏi thận, tiểu đường, dạ dày…

Việc tập luyện thể dục thường xuyên cũng cần được chú ý, vì sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn gây bệnh trĩ. Tập thể dục đúng cách, vừa giúp bạn tăng cường sức khỏe, làm bền thành mạch hậu môn, đồng thời chúng giảm sự giãn nở hậu môn quá mức gây trĩ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày rèn luyện một số môn thể thao vừa sức, có lợi như: Đi bộ, bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh…

Ngoài ra, muốn trĩ không tái phát, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất xơ , tránh tình trạng táo bón. Tránh ăn thực phẩm và gia vị cay nóng, tránh xa các chất kích thích bia rượu và cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa, đau giống như bị trĩ, bạn cần phải đến sơ sở y tế thăm khám ngay, để các bác sĩ kịp thời xử lý khi bệnh mới chớm tái phát.

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

– Độ I: Trĩ không sa ra ngoài.

– Độ II: Trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.

– Độ III: Trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong.

– Độ IV: Trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lại vào trong.

BS. Nguyễn Nga
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 7 phút trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

Top