Vì sao chúng ta thường khó ngủ sau khi uống rượu?
Sau khi uống vài ly rượu, cảm giác mệt mỏi có thể dẫn đến buồn ngủ khiến một số người có xu hướng chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ này thường hay trằn trọc và có cảm giác khá mệt mỏi khi thức dậy. Vì sao vậy?
Các bữa tiệc cuối năm cũ đầu năm mới thường là khoảng thời gian vui vẻ cùng với những ly rượu ra vào. Đối với một số người, sau khi uống, rất khó giữ được sự tỉnh táo và điều này có thể nhanh chóng dẫn đến việc họ phải chợp mắt một chút trên ghế sofa hoặc chìm ngay vào giấc ngủ .
Tuy nhiên, khi thức dậy, cảm giác mệt mỏi lại càng lớn hơn, bạn hoàn toàn không có cảm giác như mình đã được nghỉ ngơi. Vậy tại sao cảm giác này vẫn tồn tại?

Rượu làm giảm chất lượng giấc ngủ.
1. Tác động của rượu đối với giấc ngủ
Có một quan niệm sai lầm rằng uống rượu giúp bạn thư giãn do tác dụng an thần của nó.
Tiến sĩ Sophie Bostock, chuyên gia về giấc ngủ và người sáng lập trang web TheSleepScientist , giải thích rượu làm tăng cái gọi là áp lực giấc ngủ, một trong những hệ thống kiểm soát giấc ngủ chính và liên quan đến sự tích tụ của một chất hóa học gọi là adenosine, khiến bạn buồn ngủ .
Tuy nhiên, rượu cũng có thể trì hoãn giờ đi ngủ do ảnh hưởng của nó đến nhịp sinh học. Rượu làm giảm việc sản xuất melatonin và có thể làm chậm đồng hồ sinh học.
Rượu khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng xấu. Khi chuyển hóa rượu ở gan, rượu hoạt động như một chất kích thích, khiến bạn dễ thức giấc hơn, vì thế bạn sẽ dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ sâu.
Khi bị rối loạn giai đoạn ngủ này, bạn dễ bị đánh thức hơn và có thể hơi choáng váng. Vì vậy, ngay cả khi bạn đã ngủ nhiều giờ đáng kể, bạn vẫn không có được giấc ngủ phục hồi.
Một thực tế càng khiến những người vốn đã mệt mỏi và thiếu ngủ càng kiệt sức sau khi uống rượu và chìm vào giấc ngủ.

Rượu gây rối loạn giấc ngủ.
2. Lượng rượu bao nhiêu sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ?
Không phải ai cũng bị ảnh hưởng như nhau bởi rượu. Điều này phụ thuộc vào sự trao đổi chất, cân nặng hoặc yếu tố di truyền, mặc dù tiêu thụ rượu quá mức có thể làm trầm trọng thêm tác động gây gián đoạn giấc ngủ.
Bác sĩ Bostcok giải thích rằng, chúng ta chuyển hóa rượu với tốc độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau, nhưng cơ thể hoạt động hiệu quả nhất trong "giờ vui vẻ", xung quanh 5 giờ chiều. Đây là lúc nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách tự nhiên.
Điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn không uống rượu vào mỗi tối trong tuần để có thể có được giấc ngủ phục hồi hoàn toàn và làm theo các khuyến cáo chính thức, tốt nhất không được uống rượu hằng ngày.
Cuối cùng, rõ ràng những người bị căng thẳng thường khó ngủ hơn sau khi uống rượu. Vì vậy uống rượu cần có chừng mực và tránh uống lâu đến tận khuya.

Hoạt động thể chất tích cực ban ngày để có giấc ngủ ngon vào ban đêm.
3. Để có giấc ngủ ngon
- Đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định giúp bạn ổn định đồng hồ sinh học cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tích cực vận động vào ban ngày.
- Hạn chế caffein như trà, cà phê vào buổi tối, tránh uống rượu vài giờ trước khi đi ngủ.
- Ăn tối sớm, cách giờ đi ngủ ít nhất 2 - 3 giờ.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.