Vì sao có thể ghép phổi cho người lớn từ người hiến còn sống nhưng "không ai làm thế"?
GiadinhNet- Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế".
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, để ghép phổi có 2 nguồn tạng. Nguồn thứ nhất là từ người cho chết não, tuỳ từng bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên. Trường hợp thứ hai là ghép phổi từ nguồn cho sống.
Ở Việt Nam, hiện đã ghép phổi từ cả hai nguồn này. Trong đó, trường hợp ghép phổi từ người cho sống là bé trai 7 tuổi ở Quản Bạ, Hà Giang (thực hiện ngày 21/2/2017 tại Bệnh viện 103). Ca mổ kéo dài khoảng 11 giờ với sự tham gia của các chuyên gia tới từ Nhật Bản và hơn 100 nhân viên y tế của Học viện Quân y 103. 3 kíp mổ hoạt động đồng thời, trong đó 2 ca lấy thùy dưới phổi của bố và bác ruột để thay thế cả 2 lá phổi cho bé Lý Chương Bình bị hỏng toàn bộ lá phổi do giãn phế quản. Sau ghép, phổi bệnh nhi sẽ nở dần.

Các bác sĩ tiến hành ghép phổi cho bé Bình. Ảnh: BVCC
BS Ước đánh giá phương án ghép phổi từ người cho sống phù hợp với trẻ em do trọng lượng cơ thể thấp, thể tích phổi nhỏ nên có thể lấy 2 phần phổi nhỏ từ 2 người thân để ghép.
Chức năng phổi của người hiến không ảnh hưởng nhiều do chỉ cắt một phần nhỏ phổi. Tuy nhiên, người hiến không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.
Về nguyên tắc, có thể ghép phổi từ người cho sống đối với người nhận là người lớn "nhưng không ai làm thế" - PGS Ước đánh giá. Đó là do phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho sẽ lớn, như vậy sẽ "biến một người bình thường thành tàn phế". Do đó, thường sẽ ghép phổi cho người lớn từ nguồn cho là người chết não.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia từng tham gia nhiều cuộc ghép tạng này, nếu ghép phổi người lớn từ người cho sống, sẽ cần ít nhất 3 đến 4 người cho. Đặc biệt, nếu ghép thành công, việc chăm sóc sau ghép, đặc biệt về miễn dịch sẽ vô cùng khó khăn.
Với nguồn tạng từ người chết não, ngoài việc đáp ứng thể tích, tức là phổi người tặng phải tương đương phổi của người nhận, không được chênh lệch quá 30% thì nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hoà hợp khác.
Ca ghép phổi đầu tiên từ nguồn cho chết não ở Bệnh viện Việt Đức diễn ra cuối năm 2018. Từ đó đến nay, Bệnh viện ngoại khoa hàng đầu cả nước này đã thực hiện 5 ca, đều từ nguồn cho chết não. Trong đó có ca bác sĩ vừa ghép phổi, vừa sửa tim. Trước mổ, các bác sĩ đo đạc kích thước phổi để phù hợp giữa người nhận và người cho. Song, trong khi ghép, 4/5 ca phải cắt bớt phổi người cho.
Một chuyên gia về lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam đánh giá, thành công kĩ thuật ghép phổi đến 85-90%, nhưng tỉ lệ sống lâu dài chỉ bằng 50% so với ghép tim. 50% bệnh nhân ghép phổi sống trên 5 năm, ghép tim thì hơn 10 năm.
Sáng ngày 21/5, Bộ Y tế cho biết 12 giờ qua không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2, đánh dấu 35 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 324 ca nhiễm có 184 ca là người nhập cảnh, được cách ly ngay, còn lại lây nhiễm trong cộng đồng.
Tới sáng 21/5, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là gần 13.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 307 người, tại cơ sở tập trung hơn 7.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Tổng số ca nhiễm 324, trong đó 264 người khỏi bệnh. Trong 60 bệnh nhân đang điều trị, ba người xét nghiệm âm tính lần một, năm người âm tính lần hai, 2 người viêm phổi do virus phải thở oxy mũi.
Hiện có 1 bệnh nhân nguy kịch, đó là bệnh nhân 91 (43 tuổi, có yếu tố béo phì, điều trị hơn 2 tháng, đang ở ngày thứ 46 chạy ECMO - cách duy nhất duy trì sự sống, ngày thứ 27 mở khí quản). Bệnh nhân này đã có chỉ định ghép phổi từ nhiều ngày trước, tuy nhiên chưa thể ghép vì đang nhiễm trùng màng phổi dù đã được khẳng định khỏi bệnh COVID-19. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Kết quả chụp vi tính cắt lớp lần hai gần đây xác định phổi bệnh nhân 91 có những dấu hiệu phục hồi khoảng 20%. Các nhà chuyên môn trong cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc 19/5 nhận định dung tích phổi trên phim chụp của bệnh nhân có tăng nhưng tiên lượng dè dặt về sự phục hồi của phổi.
T.Nguyên

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 4 ngày trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.