Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao nhiều thí sinh “từ chối” nhập học đại học?

Thứ sáu, 06:19 15/09/2023 | Giáo dục

Kết thúc đợt 1 xét tuyển đại học năm 2023, hàng nghìn thí sinh (TS) bỏ nhập học, nhiều trường đại học đồng loạt tuyển bổ sung chỉ tiêu.

Số lượng thí sinh không nhập học tăng

Theo số liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) công bố, trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2023, số lượng TS trúng tuyển đợt 1 là gần 612.300, chiếm 92,7%. Tuy nhiên, tính đến 17h ngày 8/9, “hạn chót” để TS xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ, có 494.500 em đã thực hiện, chiếm 80,8% so với số trúng tuyển. Số lượng TS không xác nhận nhập học lên tới 118.000.

So sánh số liệu TS xác nhận nhập học vài năm trở lại đây, có thể thấy số lượng TS “từ chối” nhập học đại học đang có xu hướng tăng. Trong vài năm trở lại đây, trung bình số lượng TS bỏ nhập học đại học dao động từ 100.000 em trở lên.

Đây là con số không nhỏ so với tỷ lệ TS trúng tuyển đại học, khi mỗi năm, tỷ lệ đỗ đại học trong đợt xét tuyển đầu tiên ở mức trên 90%, nhưng ngược lại số lượng TS xác nhận nhập học chỉ khoảng 60 - 80%. Cụ thể, theo số liệu được Bộ GD&ĐT công bố sau kỳ xét tuyển đại học năm 2023, số TS trúng tuyển ở nguyện vọng 1 là 49,1%. Trong đó hơn 85% số TS đăng ký xét tuyển đỗ ở 5 nguyện vọng đầu. Như vậy, phần lớn các TS xét tuyển đại học sẽ trúng vào một hoặc nhiều nguyện vọng khác nhau. Tỷ lệ các em trượt tất cả các trường đại học đã đăng ký gần như rất ít.

Vì sao nhiều thí sinh “từ chối” nhập học đại học? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, dù số lượng người đỗ đại học cao, tỷ lệ xác nhận nhập học dao động từ 60 - 80% mỗi năm, nhưng hầu như năm nào cũng có nhiều trường đại học thiếu chỉ tiêu, thậm chí có những trường chỉ tuyển được 30 - 50% số lượng sinh viên. Như ở kỳ xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023, dù lượng TS xác nhận nhập học lên đến 80,8%, nhưng hiện đã có gần 100 trường đại học bắt đầu xét tuyển bổ sung.

Thí sinh có nhiều lựa chọn khác

Hiện nay, TS có nhiều lựa chọn hơn cho nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều em không theo học đại học mà hướng đến những con đường khác như học nghề, đi du học, chọn các trường cao đẳng hoặc xuất khẩu lao động.

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tại Việt Nam, từ năm 2019 - 2020 đã có khoảng 190.000 người đi du học tại nhiều nước trên thế giới. Chiếm phần lớn trong số đó là du học bậc đại học, cao học. Chỉ riêng tại Mỹ, số sinh viên quốc tế người Việt là 20.713 người, chiếm khoảng 2%, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ 721 triệu USD.

Ngoài ra, những năm gần đây, không ít TS chuyển sang học nghề như: đầu bếp, sửa chữa ô tô, điện lạnh…

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc các TS dù đỗ đại học nhưng vẫn chuyển sang học các chương trình khác, như học phí đại học tại các trường đang có xu hướng tăng ngày càng cao.

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) phân tích thực trạng tài chính của giáo dục đại học Việt Nam gửi đến Hội thảo về tự chủ đại học do Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia TP HCM và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vào tháng 4 năm nay cho thấy, vào năm 2017, nguồn thu của các trường đại học đến từ những hộ gia đình (học phí) chiếm 57%. Đến năm 2021, nguồn thu từ các hộ gia đình (học phí) đã lên đến 77%. Chính vì các trường đại học “lệ thuộc” vào học phí, nên tiền học của sinh viên ngày càng tăng, đồng nghĩa nhiều hộ gia đình khó khăn sẽ đắn đo khi cho các TS đi học. Hiện tại, chi phí cho một sinh viên học đại học phải mất cả chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu, khi ngoài học phí, phụ huynh phải chi trả thêm tiền sinh hoạt, thuê nhà và những khoản khác.

Không chỉ dừng lại ở nỗi lo học phí tăng cao, TS hiện nay còn băn khoăn về đầu ra ở các trường đại học. Như theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý II/2023, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động khoảng 940,7 nghìn người, tăng 54,9 nghìn người so với quý trước và tăng 58,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê vào năm 2019, hơn 3% số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% số cử nhân đại học thất nghiệp, ở trình độ trung cấp chỉ 1,1% thất nghiệp. Khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, việc học không chỉ là “học đại” mà các TS sẽ phải chọn đúng nghề, đúng việc phù hợp khả năng và nhu cầu thị trường tuyển dụng trong tương lai.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau vụ việc quỹ phụ huynh 310 triệu đồng: TP HCM ra công văn khẩn

Sau vụ việc quỹ phụ huynh 310 triệu đồng: TP HCM ra công văn khẩn

Giáo dục - 1 ngày trước

Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh (hội phụ huynh) để thu các khoản ngoài quy định. Kinh phí hoạt động của hội phụ huynh chỉ phục vụ các hoạt động trực tiếp của ban đại diện cha mẹ học sinh...

Nam sinh miền núi đạt 10/10 kỳ học bổng, thành thủ khoa đầu ra của Bách khoa

Nam sinh miền núi đạt 10/10 kỳ học bổng, thành thủ khoa đầu ra của Bách khoa

Giáo dục - 1 ngày trước

Từng cảm thấy ngợp vì xung quanh có nhiều người bạn đoạt giải quốc tế, là học sinh trường chuyên, nhưng sau đó Long đã bứt phá giành 10/10 kỳ học bổng loại A, có công việc lương cao vào năm 4 và trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Video: Nữ sinh lớp 9 ở Lạng Sơn bị hành hung gây phẫn nộ

Video: Nữ sinh lớp 9 ở Lạng Sơn bị hành hung gây phẫn nộ

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Em L. T. T học sinh lớp 9 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Yên Lỗ, Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn liên tục bị bạn đánh, tát, túm tóc và thi nhau quát gây bức xúc dư luận.

Hà Nội tiếp tục đưa giáo viên đạt IELTS từ 6.5 đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Hà Nội tiếp tục đưa giáo viên đạt IELTS từ 6.5 đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Giáo dục - 1 ngày trước

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Chương trình "Bồi dưỡng nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp" năm 2023.

Bức xúc, nữ sinh lớp 9 bị bạn học đánh hội đồng ở Lạng Sơn

Bức xúc, nữ sinh lớp 9 bị bạn học đánh hội đồng ở Lạng Sơn

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Một nữ học sinh lớp 9, trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thuộc xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn bị một nhóm bạn đánh hội đồng khiến dư luận bức xúc.

Hà Tĩnh: Khen thưởng 2 học sinh dũng cảm cứu các em nhỏ khỏi đuối nước

Hà Tĩnh: Khen thưởng 2 học sinh dũng cảm cứu các em nhỏ khỏi đuối nước

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Thấy các em nhỏ bị đuối nước, hai học sinh Trường THCS Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã nhanh chóng nhảy xuống cứu các em lên bờ an toàn.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Thừa Thiên Huế: Khiển trách một hiệu trưởng

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Thừa Thiên Huế: Khiển trách một hiệu trưởng

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi xảy ra việc đề thi học kỳ THPT bị lộ, ông Vương Hưng Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Cơ sở thuộc VUS hoạt động khi chưa có hồ sơ, phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Cơ sở thuộc VUS hoạt động khi chưa có hồ sơ, phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Xã hội - 2 ngày trước

GĐXH - Tự nhận mình là hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam nhưng một cơ sở thuộc hệ thống Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) đã bị chính quyền 'tuýt còi' vì thiếu an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Hàng loạt trường bị phụ huynh tố 'lạm thu': Vì sao năm nào cũng tái diễn?

Hàng loạt trường bị phụ huynh tố 'lạm thu': Vì sao năm nào cũng tái diễn?

Giáo dục - 2 ngày trước

Dù năm học 2023 - 2024 mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng nhưng vấn đề thu chi ở các trường, các lớp tại một số địa phương khiến phụ huynh không khỏi bất bình.

Xúc động hình ảnh thầy giáo lội bùn cõng học sinh đến trường

Xúc động hình ảnh thầy giáo lội bùn cõng học sinh đến trường

Giáo dục - 2 ngày trước

Hình ảnh thầy giáo cõng theo học trò, vượt con đường bùn lầy do mưa lũ để lại đã khiến nhiều người xúc động.

Top