Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao phải nhổ răng khôn?

Thứ sáu, 14:00 23/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một số người không muốn nhổ hai cái răng khôn vì sợ động chạm dây thần kinh, nguy hiểm tới tính mạng. Lợi hại của việc nhổ răng khôn thế nào, các bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sợ đau, động dây thần kinh nên từ chối nhổ răng khôn

Cháu Thu Hằng (ở Đông Anh, Hà Nội) bị đau răng ở góc hàm, được mẹ đưa đi khám thấy bác sĩ chỉ định phải nhổ răng khôn. Sợ con đau và nhổ răng khôn sẽ “mất khôn”, nên chị đưa con về phòng khám nha để “được uống thuốc” và không phải nhổ răng. Nhưng uống thuốc mấy ngày mà tình trạng đau không khỏi, mới trở lại bệnh viện để nhổ răng khôn.

Ông Nguyễn Văn T ở Hải Dương được chuyển tuyến đến BV Răng Hàm Mặt Trung ương mổ cấp cứu vì bị áp xe ổ mủ vùng cổ, ngực do từ chối chỉ định nhổ răng khôn gây ra. Gia đình cho biết, ông bị đau nhức răng, đi khám được bác sĩ chỉ định nhổ chiếc răng khôn mọc lệch. Ông đã già, sợ nhổ răng khôn lỡ động chạm tới các dây thần kinh nên đã bỏ sang điều trị ở phòng khám tư và các cách dân gian. Tới khi vùng hàm, mặt bị sưng nhức, khó thở mới đi cấp cứu… Nếu ông lên bàn mổ chậm thêm 1 giờ thì ổ áp xe mủ khiến ông không thở được và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy bác sĩ đã cứu được tính mạng, nhưng ông T sẽ còn phải điều trị lâu dài.

Không ít người cho rằng, việc nhổ răng khôn (răng hàm số 8) dễ động đến các dây thần kinh, rất đau đớn nên từ chối chỉ định nhổ răng khôn của bác sĩ mà không biết như thế có thể gây nguy hại đến tính mạng. Tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương mỗi ngày tiếp nhận 2- 3 ca bệnh bị biến chứng từ răng khôn, những ca nặng là do bệnh nhân từ chối thực hiện chỉ định nhổ răng khôn, để áp xe ổ mủ tràn xuống tận trung thất. Có người đi cấp cứu muộn nên đã tử vong.

Khi nào thì nhổ răng khôn?

Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương, răng khôn không có giá trị nhiều trong nhai thức ăn vì hầu như chiếc răng số 7 đã đảm nhiệm đủ. Nhưng chúng lại có thể gây nhiều phiền toái.

BS Trần Phương Bình (Nha khoa NewSmile) cho biết, người trưởng thành hàm răng có 28 chiếc răng, nhưng từ 18 - 25 tuổi sẽ có thêm 4 chiếc răng hàm mọc nữa - đó là răng khôn (còn gọi răng số 8). Do mọc cuối cùng trong miệng nên chúng thường không đủ khoảng trống để trồi lên, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch…

Không phải trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ răng khôn. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng có thể giữ lại. Nhưng khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu… còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn như gây lung lay răng bên cạnh, gây xô lệch toàn bộ răng còn lại trong hàm… Khi răng bị mọc kẹt, bệnh nhân sẽ bị áp xe răng do thức ăn giắt lâu ngày không được lấy ra. Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn vì răng khôn nằm vị trí sâu nhất của hàm răng. Nó sẽ khiến sưng viêm toàn bộ vùng răng, chảy mủ, nặng nữa biến chứng thành áp xe cơ cắn. Khi đó, bệnh nhân không há miệng được, chảy mủ trong răng.

Riêng với răng khôn thường mọc ở tuổi trưởng thành và dễ gây biến chứng do đặc điểm giải phẫu. Khi không được can thiệp kịp thời, các biến chứng thường gặp là làm hỏng tủy răng số 7, hoặc mất răng số 7 trong khi răng này có tác dụng rất quan trọng trong ăn nhai.

Bên cạnh đó là biến chứng đau, sưng, áp xe vùng hàm mặt, sau đó nặng hơn sẽ lan rộng xuống cổ, ngực, trung thất… gây khó thở, ngạt thở, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến hệ mạch máu, tim mạch… có thể gây tử vong.

Với những phụ nữ mang thai, răng khôn “dở chứng” trong giai đoạn này sẽ khiến thai phụ đối mặt với nhiều nguy cơ. Có trường hợp phải đình chỉ thai nghén.

Tránh biến chứng

Để tránh những biến chứng không đáng có, khi thấy răng số 8 mọc có vấn đề, thấy đau nên đi kiểm tra nha khoa sớm với những thăm khám, chụp phim X-quang để có xử trí kịp thời. Trường hợp bệnh nhân thấy triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.

Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn khi nó mọc kẹt (răng không mọc lên được), mọc lệch, mọc ngầm… Bệnh nhân cũng nên cân nhắc nhổ răng khôn trong các trường hợp:

Răng khôn khiến bạn đau nhức, căng thẳng, không thể ăn nhai… ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nhổ răng khôn để tránh gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác do quá trình mọc răng khôn gây tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây sâu răng khôn hoặc sâu các răng lân cận.

Tất cả bệnh nhân khi cần can thiệp đều phải có chỉ định rõ ràng và kèm theo sự chuẩn bị chu đáo từ cơ sở y tế… Bởi nguy cơ mỗi công đoạn đều có thể có, bác sĩ cần phải được lường trước. Tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương luôn có quy trình cụ thể như: Bệnh nhân phải đủ sức khỏe, không viêm nhiễm cấp tính trong cơ thể, tư tưởng thoải mái và đồng ý phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có mắc bệnh lý tim mạch hoặc về máu cần phải có hỗ trợ, tham vấn từ bác sĩ chuyên môn. Hay với bệnh nhân từng sốc phản vệ, dễ bị dị ứng với thức ăn hay thuốc nào đó, bệnh nhân hen hoặc có người nhà có tiền sử dị ứng… bác sĩ sẽ có biện pháp thử thuốc gây tê, kháng sinh sau nhổ răng để giảm thiểu nguy cơ.

Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, việc xử lý răng khôn không phải đơn giản vì vị trí của nó mọc là nơi đi qua của nhiều dây thần kinh hàm mặt khi nhổ không cẩn thận có thể ảnh hưởng các dây thần kinh này. Nếu nhổ răng khôn ở cơ sở vệ sinh kém có thể bị nhiễm trùng, có thể gặp phải là biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu khi nhổ răng số 8.

Quy trình nhổ răng khôn là bệnh nhân được khám, khảo sát sức khỏe toàn thân trước nhổ răng; Chụp X-quang răng khôn (cần nhổ) để có hướng nhổ và điều trị; Xét nghiệm máu, công thức máu, xét nghiệm chỉ số đông máu và một số xét nghiệm chuyên sâu với người có tiền sử dị ứng và các bệnh lý khác. Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường cần kết hợp với bác sĩ chuyên môn.

Khi thấy triệu chứng sưng, đau răng nên đi khám chuyên khoa, nếu được chỉ định nhổ răng khôn thì chọn cơ sở có uy tín, phòng tránh các biến chứng.

Trước khi nhổ răng bệnh nhân nên làm đủ các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Nói rõ với bác sĩ các bệnh lý toàn thân, các thuốc hiện dùng.

Trước ngày nhổ răng cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm, tránh dùng các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng.

BS Trần Phương Bình

Hà Dương - Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top