Vì sao phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa phải hoãn?
Đột nhiên vắng mặt, đột nhiên bỏ về giữa chừng khi phiên tòa đang "nóng"- những "bài chuồn" muôn vẻ của các luật sư.
Phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Đức Nghĩa được nhiều người quan tâm bắt đầu lúc 8h30 ngày 13/10 đã phải hoãn vì vắng mặt luật sư.
Trong phần thủ tục, chủ tọa đã công bố đơn xin hoãn phiên tòa của luật sư Ngô Ngọc Thủy, bào chữa cho bị cáo Nghĩa, với lý do "phải đi tham dự hội thảo quốc tế từ ngày 12 đến 25/10". Bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa cũng yêu cầu phải có luật sư vì không thể tự bào chữa cho mình, nên phiên tòa đã phải hoãn.
Báo ĐS&PL trích lời vị thẩm phán, chủ tọa phiên tòa: "Luật sư chỉ có một lá đơn xin hoãn phiên xử, đưa ra lý do tham dự hội nghị quốc tế nhưng không kèm theo giấy mời, tổ chức ở đâu. Sau đây, chúng tôi sẽ làm công văn gửi các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tư pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội xác minh có phải luật sư Thủy tham gia hội nghị quốc tế hay không?".
![]() |
Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa sáng 13/10. |
Vị kiểm sát viên cho hay: Đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc đối với trường hợp bị can, bị cáo là trẻ vị thành niên, bắt buộc phiên xử phải có luật sư. Khi bị cáo yêu cầu cần có luật sư mà luật sư vắng mặt thì đương nhiên phiên tòa phải tạm hoãn.
Cụ thể, trong trường hợp xử Nguyễn Đức Nghĩa với tội đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt ở mức tử hình thì bắt buộc phải có luật sư bào chữa.
Cũng theo ông này, bình thường luật sư vắng mặt sẽ đưa ra lý do. Tuy nhiên, cũng khó có thể làm rõ ngay việc lý do vắng mặt mà luật sư đưa ra là có xác thực hay đó chỉ là "chiêu câu giờ".
Còn vị thẩm phán của TAND TP Hà Nội, cũng nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trong luật thì không có quy định nào cho phép luật sư vắng mặt. Luật sư bảo vệ thân chủ về nguyên tắc phải có mặt. Tuy nhiên, luật sư hay dựa vào những lý do bất khả kháng để xin vắng mặt.
Nhiều khi luật sư lấy cớ vắng mặt là do chưa kịp nghiên cứu hồ sơ, hay vì một lý do nào đó. Lúc đó họ dựa vào quyền của bị can, bị cáo để khiến phiên xử phải tạm hoãn (bị can, bị cáo có quyền được có luật sư đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc đối với người phạm tội là trẻ vị thành niên).
Có những phiên tòa diễn ra vào lúc 8 giờ 30, trong phần làm thủ tục, không thấy mặt luật sư đâu, lúc đó trợ lý của luật sư mới trình ra cái giấy cho biết lý do luật sư không đến tòa được là vì đi viện. Lúc đó thẩm phán không thể chạy ra viện để kiểm tra xem luật sư có đang đi viện thật không.
Nói vậy không có nghĩa là tòa không thể xác minh tính xác thực của lý do mà luật sư đưa ra. Ví dụ như khi luật sư đưa ra lý do vắng mặt là để đi hội thảo, khi đó luật sư cần xuất trình giấy mời tham dự hội thảo chứ không thể nói suông là bận đi dự hội thảo.
Nếu không xuất trình được giấy mời tham dự hội thảo thì rõ ràng lý do đó là không chính đáng. Lý do chính đáng là phải có tài liệu chứng mình kèm theo chứ không phải là do ý thức chủ quan. Thậm chí, trong trường hợp này hòan tòan có thể yêu cầu thư ký tòa đến hội thảo để xem luật sư đó có thật sự đến dự hội thảo hay là không.
Vị thẩm phán cho biết thêm: Chế tài xử lý những luật sư khi đưa ra những lý do không xác đáng để tìm cách "hoãn binh" thì lại do Văn phòng Đoàn luật sư quản lý. Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nên chế tài mang tính cưỡng bức cũng rất khó. Đạo đức nghề nghiệp là chính.
Chia sẻ với PV, vị thẩm phán không ngại cho biết tâm trạng của mình trong những phiên phải hoãn tòa vì luật sư vắng mặt: Không ai thỏai mái gì khi đã sẵn sàng tâm thế phải hoàn thành công việc, tâm thức tập trung nhưng rồi lại vì luật sư mà phải trì hoãn công việc lại. Thậm chí có những trường hợp còn cảm thấy bức xúc khi biết là lý do mà các luật sư đưa ra "rất vớ vẩn" nhưng vẫn phải hoãn tòa...
"Và một trong những nguyên nhân làm tồn đọng án mà không ai dám đề cập tới đó là một phần do luật sư gây khó khăn", lời vị thẩm phán.
Khi luật sư "dỗi hờn"
Không chỉ vắng mặt tại tòa với vô vàn lý do, trong nhiều phiên xử, các luật sư dù đã chuẩn bị rất đầy đủ tâm lý, tài liệu, luận điểm bào chữa, nhưng khi phiên tòa đang hồi "nóng" nhất thì đột nhiên bỏ về giữa chừng.
Còn nhớ cách đây ba năm, khi phiên xử sơ thẩm Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc PMU 18) bước vào phần tranh tụng, nhiều luật sư đã giận dữ bỏ về, mặc kệ vị chủ tọa phiên tòa "níu giữ": “yêu cầu các luật sư quay lại”.
Trong số các luật sư bỏ về khi đó có cả luật sư Ngô Ngọc Thủy (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa).
Khi các luật sư bỏ về, vị chủ tọa cho rằng, việc này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thân chủ của luật sư. Dường như ngộ ra được điều này nên có vài vị dù đã ra đến cổng tòa rồi vẫn quay lại bàn luật sư, trong đó cũng có ông Ngô Ngọc Thủy.
Nguồn cơn dẫn đến việc nhiều luật sư đồng loạt "bãi tòa" khi đó là do họ đã phải nổi cáu vì liên tục bị vị chủ tọa ngắt lời và giới hạn cho mỗi luật sư chỉ được phép trình bầy trong vòng 10 phút. Luật sư P.H.H bực bội tuyên bố: “Nếu quý tòa không cho luật sư chúng tôi được thoải mái trình bầy quan điểm của mình, chúng tôi sẽ bỏ về”. Và hôm đó các luật sư đã không "nói chơi".
Và sau màn "bãi tòa" đó, các luật sư khác đã được “thơm lây” khi phiên tòa vẫn tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư. Lúc này các luật sư được thoải mái trình bầy quan điểm của mình, không còn bị giới hạn về thời gian nữa.

‘Nhân vật đặc biệt’ bị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn
Xã hội - 1 giờ trướcTrong số 41 người bị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có nhân vật đặc biệt từng là hiệu trưởng một trường văn hóa nghệ thuật.

Vụ án ma túy ở Quảng Ninh: Những 'bóng hồng' phạm tội vì yêu
Xã hội - 2 giờ trướcLiên quan đến vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh, Cơ quan điều tra vừa khởi tố, bắt tạm giam nhiều bị can liên quan, trong đó có Nguyễn Thị Hoài Thương là bạn gái của Bùi Đình Khánh và Triệu Thị Hiền là bạn gái của Hà Thương Hải).

Dùng dao đâm người nhà sau bữa nhậu
Xã hội - 2 giờ trướcCơ quan chức năng đang điều tra vụ việc đối tượng ở Thái Bình dùng dao đâm người trong gia đình sau bữa nhậu.

Cẩn trọng với việc rao bán, tìm mua drone bị rơi sau sự cố
Pháp luật - 12 giờ trướcTrên mạng xã hội, một số người đã rao bán lại drone nhặt được hoặc tìm mua bộ điều khiển để sử dụng.

Đề xuất tăng mức phạt tiền vi phạm giao thông đường bộ tối đa lên 150 triệu đồng
Pháp luật - 14 giờ trướcDự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lĩnh vực vi phạm giao thông từ 75 lên 150 triệu đồng.

Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án đối với vụ TNGT khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Pháp luật - 22 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra, cơ quan chức năng có căn cứ xác định hành vi điều khiển xe ô tô tải của Nguyễn Văn Bảo Trung (SN 1992, ngụ tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Công an giúp bé trai lạc mẹ khi đi tắm biển kỳ nghỉ lễ 30/4 ở Huế
Pháp luật - 1 ngày trướcPhát hiện cháu bé đi lạc khi đang cùng gia đình du lịch tại bãi biển Phú Thuận (TP Huế), lực lượng công an kịp thời chăm sóc và tìm thân nhân cho cháu.

Công an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vong
Pháp luật - 1 ngày trướcCông an tỉnh Vĩnh Long vừa đăng bài viết về việc sử dụng mạng xã hội an toàn, trong đó dẫn chứng vụ nữ sinh tử vong do tai nạn và vụ dùng súng tự chế bắn người tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

Người phụ nữ khai nguồn cơn đánh chồng tử vong
Pháp luật - 1 ngày trướcBị chồng thường xuyên la mắng, đánh đập mỗi khi đi nhậu về, bà Triền đã dùng ống tuýp sắt đánh liên tiếp vào đầu chồng khiến nạn nhân tử vong.

Phát hiện thi thể trên sông có giấy tờ ghi tên Trần Văn Luyện
Pháp luật - 1 ngày trướcNgười dân xã Trung Hà (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) phát hiện thi thể người đàn ông kèm giấy tờ tùy thân có tên Trần Văn Luyện tại khu vực ven sông Hồng.

Bộ Công an chỉ đạo làm rõ sự việc liên quan đến vụ nổ súng bắn người ở Vĩnh Long
Pháp luậtGĐXH - Sự việc nổ súng bắn người rồi tự sát ở tỉnh Vĩnh Long, Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm. Đồng thời, giao Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khẩn trương thẩm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024.