Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Thứ tư, 14:28 21/05/2025 | Dân số và phát triển

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Sự thay đổi hormone trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của viêm âm đạo. Hiểu được những thay đổi hormone này là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm âm đạo.

1. Vai trò của nội tiết tố với sức khỏe âm đạo

Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự suy giảm estrogen có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi môi trường âm đạo, hệ vi sinh vật và khả năng bảo vệ tự nhiên, từ đó làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm âm đạo ở phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?- Ảnh 1.

Thiếu hụt nội tiết tố là một trong những lý do gây viêm âm đạo. Ảnh minh họa.

Hormone đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe âm đạo ở phụ nữ. Sự cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh của âm đạo, bao gồm độ ẩm, độ đàn hồi, độ pH và khả năng chống lại nhiễm trùng.

Estrogen là hormone sinh dục nữ chính, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng của môi trường âm đạo. Estrogen thúc đẩy sự phát triển của lactobacilli, vi khuẩn có lợi sản xuất acid lactic, giúp duy trì môi trường acid nhẹ trong âm đạo (pH 3,8 - 4,5). Độ acid này rất quan trọng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và nấm men.

Progesterone là một hormone sinh dục nữ khác, cũng được sản xuất ở buồng trứng. Progesterone chủ yếu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ, nhưng nó cũng có vai trò nhất định đối với sức khỏe âm đạo, phối hợp với estrogen để duy trì sự ổn định của niêm mạc âm đạo.

Sự sụt giảm hormone hoặc mất cân bằng giữa estrogen và progesterone có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe âm đạo. Ví dụ, thiếu estrogen, lượng dịch tiết âm đạo giảm, gây khô rát và khó chịu. Sự thay đổi độ pH có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển quá mức, gây viêm nhiễm. Sự thay đổi môi trường âm đạo cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật bảo vệ và làm tăng nguy cơ viêm âm đạo.

2. Những thay đổi nội tiết qua từng giai đoạn

- Nội tiết tố thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt: Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone có thể tạm thời làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng hơn.

- Những thay đổi do thai kỳ: Thai kỳ gây ra những thay đổi đáng kể về hormone, đặc biệt là nồng độ estrogen và progesterone tăng cao, có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn âm đạo và độ pH dẫn đến nguy cơ viêm âm đạo cao hơn.

- Mãn kinh và viêm âm đạo: Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể sản xuất estrogen giảm đáng kể. Sự giảm này có thể dẫn đến mỏng và khô thành âm đạo, được gọi là viêm teo âm đạo hoặc teo âm đạo. Tình trạng teo âm đạo kéo dài bởi sự thiếu hụt estrogen khiến môi trường bên trong âm đạo cũng thay đổi rất nhiều. Việc âm đạo khô rát, pH thay đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tạp khuẩn, vi khuẩn, nấm... có cơ hội tấn công gây tổn thương, viêm nhiễm âm đạo.

- Thay đổi nội tiết tố sau sinh: Sau khi sinh con, nồng độ hormone đặc biệt là estrogen có thể dao động gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo. Những thay đổi này cùng với các mô đang lành lại có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo. Việc cho con bú sẽ kéo dài thời gian giảm nồng độ estrogen, từ đó có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo trong thời kỳ hậu sản.

- Những thay đổi do thuốc tránh thai gây ra: Thuốc tránh thai nội tiết tố có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, có khả năng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn âm đạo. Một số phụ nữ có thể bị nhiễm nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn khi sử dụng một số thuốc tránh thai nội tiết tố.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo? - Ảnh 2.

Chị em nến đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị viêm âm đạo hiệu quả. Ảnh minh họa.

3. Cần làm gì khi nghi ngờ viêm âm đạo do thay đổi nội tiết?

Dù đã thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách và có đời sống tình dục lành mạnh, nhiều chị em vẫn phải đối mặt với tình trạng viêm âm đạo. Khi chị em có bất kỳ triệu chứng nào của viêm âm đạo ( khí hư bất thường, ngứa, rát, đau), hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Thảo luận với bác sĩ về các biện pháp quản lý nội tiết tố phù hợp với tình trạng sức khỏe và giai đoạn cuộc đời, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Trẻ em gái tuổi vị thành niên cũng có thể bị viêm âm đạo, thường liên quan đến thói quen vệ sinh kém, sử dụng các sản phẩm gây kích ứng hoặc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì. Giáo dục trẻ em gái về cách chăm sóc bộ phận sinh dục đúng cách, các nguy cơ khi thụt rửa và tầm quan trọng của các biện pháp tình dục an toàn là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm âm đạo ở độ tuổi trẻ.

BS. Ngô Thị Hường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top