Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vị tướng tham mưu nhà nghề bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ năm, 13:00 30/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Gần 30 năm làm việc ở Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam, ông tham gia hầu hết các chiến dịch lớn nhỏ, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Điều đặc biệt nữa là, không chỉ trực tiếp ngày làm 3 bản báo cáo chiến trường cho các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thời đó nắm rõ diễn biến tình hình, ông còn được coi là "tướng tham mưu nhà nghề" cạnh những vị tướng tài danh của quân đội ta như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn...

 

Thiếu tướng Lê Phi Long.	 Ảnh: KD
Thiếu tướng Lê Phi Long. Ảnh: KD

 

Tự tuyển quân, tự đánh Pháp để được thành... bộ đội

Thiếu tướng Lê Phi Long - nguyên là Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ông sinh năm 1927 tại Can Lộc, Hà Tĩnh - vùng đất “địa linh nhân kiệt” từng sản sinh ra nhiều bậc văn hào nổi danh, nhiều chí sỹ yêu nước tiếng tăm. Từ nhỏ, Phi Long đã là một cậu bé thông minh. Ông thi đỗ vào Trường Quốc học Huế - ngôi trường vốn chỉ dành cho con cái các vị quan lại triều Nguyễn - khi trường này mở rộng tuyển sinh diện học bổng cho con em dân thường. Ông rất giỏi tiếng Pháp, học văn hóa Pháp nhưng lại luôn chất chứa trong lòng nỗi đau của một con dân nước Việt bị thực dân Pháp xâm lược.

Tinh thần yêu nước và quyết tâm tham gia cách mạng của Lê Phi Long là một câu chuyện nghe như trên... phim. Để được vào bộ đội, chàng trai Phi Long đã tự tập hợp quần chúng ở Trị Thiên, tự nhận là Việt Minh, tự trang bị vũ khí, tự đánh trận ở đèo Hải Vân rồi cướp vũ khí của quân Pháp mà không có chỉ huy. Đến năm 1947 thì “đơn vị” của ông được một đơn vị quân đội Việt Minh chính thức kết nạp. Ông cũng được kết nạp Đảng và chính thức trở thành bộ đội, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 231 chiến đấu ở mặt trận Bình Trị Thiên. Năm 1950, ông được cấp trên điều ra Bắc và được cử sang Trung Quốc tham gia khóa đào tạo huấn luyện quân sự. Những kiến thức quân sự hiện đại, kỹ năng tham mưu tác chiến mà ông học được từ khóa huấn luyện này là nền tảng vững chắc để ông trở thành một sỹ quan tham mưu tác chiến nhà nghề sau này.

Tấm thẻ đỏ và quyền "điều động mọi phương tiện"

 

Thiếu tướng Lê Phi Long và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh do gia đình cung cấp).
Thiếu tướng Lê Phi Long và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh do gia đình cung cấp).

 

Có những giai đoạn như trong Chiến dịch Mậu Thân 1968, ông Lê Phi Long được giao nhiệm vụ theo dõi chiến trường. Thời kỳ này ông làm việc ở Cục Tác chiến tại Hà Nội. Mỗi ngày ông phải tổng hợp 3 bản báo cáo vào sáng, trưa, chiều cho một số ủy viên Bộ Chính trị về tình hình chiến sự tại các mặt trận trong một hầm ngầm ở Hoàng thành Thăng Long bây giờ.

Hồi đó, trước khi bắt đầu một trận đánh nào thì ông Phi Long trình bày bản đồ chiến trường (chỗ nào đang có chiến sự, lực lượng bên ta, bên địch thế nào, công tác chuẩn bị ra sao...) để Bộ Chính trị nắm được. Có thời điểm, trước mỗi trận đánh ở chiến dịch nào thì đích thân ông Lê Phi Long phải trực tiếp mang “mật lệnh” của cấp trên ra chiến trường. Mật lệnh này được mã hóa. Đến chiến trường, ông lại mang quyết tâm về việc đánh ở đâu, thời gian nào của các chiến trường về báo cáo lại Bộ Chính trị để Bộ ra quyết định phương án đánh.

Để giữ được bí mật, mỗi cán bộ tác chiến được phân công một mảng. Với Thiếu tướng Lê Phi Long, cái khó nhất của những người làm tham mưu tác chiến như ông là sự sáng tạo, khai thác thông tin một cách khéo léo, tuyệt đối trung thành và biết tuyệt đối giữ bí mật. Thời kỳ này, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông được cấp một thẻ đỏ gạch chéo đề tên ông với nội dung: “Người sử dụng thẻ này có quyền huy động mọi phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam, được quyền ưu tiên đặc biệt trong vận chuyển”.

Tham gia nhiều chiến dịch, đến  Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông Lê Phi Long được giao là Chủ nhiệm Tác chiến cánh Đông. Cánh Đông (còn gọi là cánh quân Duyên Hải) do Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy. Cánh quân này có nhiệm vụ giải phóng các tỉnh ven biển trước khi tiến vào khu vực tập kết, thần tốc đánh thẳng vào Dinh Độc Lập.

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Thiếu tướng Lê Phi Long chia sẻ, ông vẫn luôn nhớ về sự giúp đỡ của đồng bào địa phương. Mỗi nơi đơn vị ông hành quân qua, từ chị phụ nữ bán rong, anh lái xe đến em học sinh và bộ đội tại chỗ đều sẵn lòng góp gạo, cho xăng, giúp đỡ phương tiện v.v… để đơn vị ông hoàn thành nhiệm vụ. Thiếu tướng Lê Phi Long cho biết, đến giờ ông vẫn day dứt khôn nguôi vì không biết những người dân đó là ai, ở đâu, đã được hưởng các chính sách của nhà nước chưa, có còn sống hay không? Ông xúc động bởi: “Nếu không có đồng bào che chở thì làm sao quân ta thắng được”.

“Một nửa lon tướng của ông là... của bà”

 

Gia đình Thiếu tướng Lê Phi Long thời chiến, khi các con còn nhỏ.	
Ảnh: TL
Gia đình Thiếu tướng Lê Phi Long thời chiến, khi các con còn nhỏ. Ảnh: TL

 

Nói về cha mẹ mình, con trai Thiếu tướng Lê Phi Long, anh Lê Trung Dũng, một cán bộ công tác tại Bộ Công an xúc động: “Một nửa lon tướng của ông là của bà”. Bản thân Thiếu tướng Lê Phi Long cũng nhìn nhận như vậy. Bởi trong suốt hai phần ba cuộc đời rong ruổi trên các chiến trường, phần phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái đều do một tay người vợ tảo tần, hiền thục của ông - bà Trần Thị Phước đảm nhận. Thời đó, vợ con ông cũng như vợ con của tất cả các tướng tá khác trong quân đội ta đều liên tục phải di dời lên các trại sơ tán như trại 15 ở Suối Hai, Cao Bằng, trại Sơn Tây… và cuối cùng là về khu tập thể quân đội. Ở đó, hầu hết các gia đình có hoàn cảnh như nhau: cha đi chiến trường, mẹ ở nhà vừa đi làm vừa nuôi con. Những người vợ của các sỹ quan quân đội lúc bấy giờ đủ mọi nhọc nhằn, vất vả, nghèo khó và đầy rẫy thiếu thốn tình cảm nhưng họ vẫn vừa tham gia chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa nuôi dạy con cái nên người.

Bà Trần Thị Phước vừa đi làm, vừa khéo léo lo toan gia đình. Bà lên thời gian biểu cụ thể cho các con và quản lý nghiêm giờ giấc, hoạt động để các con mình vào khuôn khổ. Ngoài giờ học, giờ đọc sách để nâng cao tri thức, bà còn phân công các con phụ giúp việc nhà như nấu cơm, đi chợ. Cả ông và bà cùng thống nhất phương án dạy con rất “thời chiến” là để các con mình tự bảo ban nhau, đứa lớn chỉ bảo đứa bé, anh lớn hơn làm gương cho em nhỏ như cha mẹ đã từng làm gương cho con cái.

“Mẹ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời. Còn bố tôi là một người cha nghiêm khắc đã truyền cho các anh em chúng tôi lý tưởng và niềm đam mê đọc sách”, anh Lê Trung Dũng xúc động nói. Anh nhớ mãi một câu chuyện mà cứ nghĩ tới là lại rơm rớm nước mắt thương cha mẹ. Đó là trước một chiến dịch, anh thấy cha mình tối nào cũng đeo ba lô đi vòng quanh Hồ Tây để rèn luyện thể lực vượt Trường Sơn. Một ngày kia, thấy xe ô tô đến đón, các con đều vẫn tưởng chỉ tiễn bố ra chiến trường bình thường. Thế nhưng khi bóng chồng khuất rồi, bà mới lau nước mắt nói với con: “Bố con đi lần này có lẽ không về nữa”.

Đi qua cuộc chiến ác liệt, niềm mong nhớ phương Nam khắc khoải của bà được đền đáp khi Thiếu tướng Lê Phi Long đã... trở về. Con cái trưởng thành, đã thành ông, thành bà, họ càng yêu thương nhau hơn. Các con của ông bà hiện đều thành đạt, là cán bộ, sỹ quan cao cấp trong ngành công an, viễn thông và y tế với những người cháu chăm ngoan, học giỏi. Sau khi bà mất, ông sống cùng người con trai cả tại TP Hồ Chí Minh, trong một ngôi nhà giản dị.

Sau khi về hưu năm 1995, Thiếu tướng Lê Phi Long vẫn tích cực tham gia các công tác đoàn, hội. Cách đây 3 năm khi đã 85 tuổi, ông vẫn tự đi xe máy để lo công việc, tự rèn luyện thể thao để chăm sóc sức khỏe, đỡ đần cho con cháu. Năm nay đã 88 tuổi nhưng ông vẫn là Trưởng ban liên lạc Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng tại TP Hồ Chí Minh.

 

Những cuộc đấu trí với trung tướng ngụy Nguyễn Vĩnh Nghi

Ngày 14/4/1975 cánh quân Duyên Hải đánh chiếm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, bắt sống viên trung tướng ngụy Nguyễn Vĩnh Nghi. Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn giao cho ông Lê Phi Long phải tìm hiểu hai vấn đề: Một là, có khả năng Tổng thống Thiệu bị lật đổ không và Thiệu đổ thì ai thay thế? Hai là, nếu quân ta đánh vào Sài Gòn thì liệu Mỹ có can thiệp không? Sau cuộc đấu trí với viên tướng được đào tạo bài bản tại Mỹ và rất ngoan cố này, ông đã có được những thông tin quan trọng để báo cáo cấp trên nghiên cứu bổ sung kế hoạch tác chiến, giúp cơ quan đầu não có thêm cơ sở đánh giá tình hình, vững tâm thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

 

Ở Bộ Tổng tham mưu, Thiếu tướng Lê Phi Long giúp việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp những vấn đề quân sự từ năm 1965 cho đến khi Đại tướng mãn nhiệm. Ông giúp Tướng Giáp soạn thảo cuốn Tư tưởng quân sự Việt Nam để giáo dục và huấn luyện cho quân đội. Trong ông, Đại tướng như một người thầy, người anh toàn vẹn cả tài thao lược lẫn nhân cách. Đến tận bây giờ, các con của Tướng Giáp thi thoảng có dịp vào TP Hồ Chí Minh vẫn ghé thăm Thiếu tướng Lê Phi Long.

Kiều Diệp/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Thời sự - 1 giờ trước

Chiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên

Nổ lò luyện thép khiến 4 người bị thương ở Thái Nguyên

Thời sự - 2 giờ trước

Ngày 9/4, một vụ nổ lò luyện thép xảy ra tại Công ty TNHH Hương Đông khiến 4 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đang được điều trị tại Viện C và Bệnh viện bỏng Quốc gia.

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn

Tuồn ma tuý vào nhà tạm giam để dùng chung với bạn

Pháp luật - 3 giờ trước

Lợi dụng nhà sát vách tường nhà tạm giam, Trương Lê Phước Tài sau khi bị bắt đã tìm cách tuồn ma tuý vào sử dụng chung với 3 người trong buồng giam.

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh

Tin sáng 10/4: Dàn 'Anh trai vượt ngàn chông gai' diễn ở chương trình kỷ niệm 30/4; vàng SJC tăng mạnh

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nghệ sĩ thuộc show "Anh trai vượt ngàn chông gai" sẽ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" vào ngày 20/4; giá vàng SJC tăng lên mức 97,7 – 101,9 triệu đồng/lượng.

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay

Kiểu thời tiết đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và Bắc Bộ diễn ra trong ngày hôm nay

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, phía Đông Bắc Bộ có sương mù rải rác, khu vực đồng bằng trong đó có Hà Nội mưa nhỏ, mưa phùn. Đến trưa chiều trời giảm mây, mức nhiệt tăng có nơi 33 độ.

Quy định mới nhất về mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an từ 1/7/2025

Quy định mới nhất về mức đóng bảo hiểm đối với quân đội, công an từ 1/7/2025

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ

Giáo dục - 3 giờ trước

Các trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Top