Viêm gan E - bệnh nguy hiểm với phụ nữ có thai
GiadinhNet - So với viêm gan B, C, viêm gan E ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, viêm gan E có thể trở nên nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu bệnh nhân nhiễm trùng, nền bệnh gan mãn tính hoặc đang mang thai. Khoa học vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh này.

Xét nghiệm máu là phương pháp quan trọng chẩn đoán nhiễm virus viêm gan E. Ảnh: TL
Con đường đi đơn giản nhưng nguy hiểm
Mới đây, truyền thông đưa tin theo CNN, một người đàn ông 56 tuổi ở Hồng Kông (Trung Quốc) được xác định là người đầu tiên nhiễm virus viêm gan E từ chuột. Trước khi phát bệnh, người đàn ông trải qua ca phẫu thuật ghép gan do bị viêm gan B. Sau đó bệnh nhân vẫn xuất hiện dấu hiệu chức năng gan bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Qua xét nghiệm, Đại học Hồng Kông - nơi tiếp nhận bệnh nhân trên - phát hiện hệ miễn dịch của nam bệnh nhân này phản ứng với virus viêm gan E nhưng không phải dạng bệnh ở người mà giống bệnh ở chuột. Đây là lần đầu tiên y văn thế giới ghi nhận trường hợp người lây viêm gan E từ chuột. Nhờ sử dụng thuốc kháng virus, bệnh nhân hiện đã khỏi bệnh.
Với nhiều người, virus viêm gan E còn rất xa lạ nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong số các ca nhiễm viêm gan siêu vi. BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, virus viêm gan E lây truyền từ người này sang người kia chủ yếu qua phân, nước uống bị ô nhiễm.
“Mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm bệnh viêm gan E, với hơn 3 – 3,5 triệu trường hợp có biểu hiện triệu chứng của bệnh viêm gan E. Có hàng chục nghìn người tử vong liên quan đến viêm gan E. So với viêm gan B tỷ lệ và con số này ít hơn nhiều”, BS Trung Cấp nói, đồng thời cho biết vùng Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm gan E nhiều với tỷ lệ bùng phát viêm gan virus E cao, thường xảy ra trong mùa mưa, khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân.
Virus viêm gan E lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng do ô nhiễm phân của nước uống. Việc ăn các hải sản có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín cũng đã được xác định là nguồn gốc của các trường hợp nhiễm viêm gan E lẻ tẻ trong vùng dịch lưu hành.
Đối với viêm gan E, một yếu tố nguy cơ lây nhiễm có liên quan đến việc không đảm bảo vệ sinh. Đôi khi virus viêm gan E lây qua đường máu, rất hiếm khi lây qua quan hệ tình dục. So với viêm gan A, căn bệnh này khó lây hơn nhiều.
“Đối với các bệnh truyền nhiễm, việc lây nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, mầm bệnh tồn tại trong môi trường được bao lâu, nếu ngắn thì sức tác động kém và ngươc lại. Ngoài ra còn phụ thuộc vào liều tấn công. Ví dụ, với virus sởi, ebola chỉ 5-10 con tấn công có thể gây bệnh, tuy nhiên cũng có những loại phải cần đến hàng triệu con virus mới đủ sức tấn công thành bệnh”, BS Trung Cấp phân tích.
Sẽ nặng nề với bệnh nhân có thai
Hầu hết nhiễm viêm gan E không có triệu chứng. Khoảng 20% bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu như đất sét; buồn nôn; sốt; đau người như cảm cúm…
Bản thân người bệnh vào viện và vô tình phát hiện ra viêm gan E ban đầu chỉ vì mệt mỏi, xét nghiệm men gan tăng. Khi vào viện với những triệu chứng trên, nhân viên y tế cũng thường chỉ định xét nghiệm viêm gan B, C trước vì xác suất, tỷ lệ người mắc viêm gan B, C trong dân số cao hơn nhiều.
Những triệu chứng của viêm gan virus E rất khó phân biệt với giai đoạn cấp của các viêm gan do virus khác (như A, B,C..) và thường kéo dài trong 1-2 tuần. Bệnh có thể tự khỏi sau hơn 1 tuần phát bệnh mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, vẫn có một nhóm đối tượng bệnh có thể tấn công nguy hiểm, thậm chí tử vong. Đó là nhóm phụ nữ mang thai hay những người có tổn thương gan, xơ gan, nghiện rượu có xơ gan… Hay nói cách khác là những người đã mắc bệnh gan mãn tính, đồng nhiễm viêm gan E thì tình trạng sẽ nặng hơn nhiều. Nhập viện sẽ được chỉ định với những trường hợp bị viêm gan virus E tối cấp, đặc biệt với phụ nữ có thai.
“Trong một số trường hợp, phụ nữ có thai nhiễm virus viêm gan E có thể lây truyền sang cho con, khiến gan của bào thai bị ảnh hưởng, tử vong lúc chào đời”, BS Trung Cấp cảnh báo.
Một trong những nguyên nhân khiến viêm gan E ít được để ý ngoài việc bệnh có thể tự khỏi (nếu nhẹ) thì còn do bệnh không trở thành mãn tính, không có nguy cơ gây tình trạng xơ gan, ung thư gan về sau như viêm gan B, C.
Để xác định bệnh viêm gan E, thử máu vẫn là phương pháp quan trọng nhất. Siêu âm gan sẽ phát hiện được những thay đổi ở gan (như kích thước, đường mật trong gan...). Trong một số trường hợp có thể phát hiện virus viêm gan E trong phân người nhiễm. Nếu không đảm bảo vệ sinh tốt, đây sẽ là nguồn nhiễm nhanh.
Đối với viêm gan E cấp, cho đến nay, không loại thuốc nào có khả năng điều trị để làm thay đổi quá trình viêm gan E cấp tính. Bệnh cũng chưa có vaccine phòng ngừa. Bệnh nhân thường được khuyên nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất lỏng, tránh uống rượu, xin tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là acetaminophen.
Bệnh viêm gan virus E liên quan mật thiết với vệ sinh môi trường, đặc biệt là sau lũ lụt. Bệnh viêm gan E hiện nay chưa có vaccine dự phòng. Do vậy cần vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh môi trường thật tốt, đặc biệt là trước, trong và sau mưa lũ; có biện pháp quản lý và chất thải thật tốt.
Quỳnh An

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.