Viêm loét đại trực tràng chảy máu có chữa khỏi không?
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có thể gây ra một số hậu quả nặng nề như thiếu máu, suy kiệt, thủng ruột,... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu
Nguyên nhân của viêm loét đại trực tràng chảy máu vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên yếu tố di truyền và môi trường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Do di truyền: Khoảng 10 – 25 % những người bị viêm loét đại trực tràng chảy máu có người thân (anh chị em ruột hoặc cha mẹ) mắc bệnh viêm ruột (viêm loét đại trực tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn).
Do môi trường: Nhiễm trùng, thói quen ăn uống kém lành mạnh, nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cùng với chất kích thích, thức uống có cồn đều dễ dẫn tới tổn thương đại trực tràng.
Biểu hiện viêm loét đại trực tràng chảy máu
Các triệu chứng của bệnh có thể kể đến bao gồm:
- Người bệnh đau bụng, có thể đau âm ỉ hoặc đau thành cơn, quanh rốn, dọc khung đại tràng .
- Đầy chướng bụng khó chịu.
- Rối loạn đại tiện, chủ yếu là đại tiện phân lỏng, nhiều lần trong ngày, phân sống có thể có nhày máu hoặc đại tiện táo bón, sau bãi phân có nhày máu hoặc táo lỏng xen kẽ; mót rặn, sau đại tiện đau hậu môn.
- Có thể gầy sút cân, sốt hoặc có tình trạng thiếu máu: da xanh nhợt, hoa mắt chóng mặt; cơ thể mệt mỏi.
- Có thể có các dấu hiệu ngoài tiêu hóa: sưng đau các khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.
Để chẩn đoán xác định, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm như: xét nghiệm máu , xét nghiệm phân, chụp X quang khung đại tràng, nội soi đại trực tràng.
Trong đó nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương đại trực tràng; có thể sinh thiết trong khi nội soi đại trực tràng làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán nguyên nhân và phân biệt với các bệnh lý khác.
Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Hai mục tiêu chính trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Việc điều trị được viêm loét đại trực tràng chảy máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời, cụ thể:
Điều trị nội khoa
– Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Các thuốc thường được dùng để điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu: các dẫn chất của 5-ASA (5- Aminosalicylic acid), Corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch azathioprin, cyclosporin, trường hợp nặng dùng các thuốc sinh học.
– Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ năng lượng lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, thường được áp dụng trong trường hợp thể nặng gây phình đại tràng nhiễm độc, nguy cơ thủng đại tràng, chảy máu tiêu hóa nặng, ung thư hóa hoặc khi bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Một số lưu ý cho bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu
Thói quen ăn uống không gây ra viêm loét đại tràng nhưng có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế các đợt bùng phát bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế sản phẩm từ sữa nếu không dung nạp sữa. Còn nếu sau khi uống sữa không gây ra vấn đề gì thì vẫn nên uống vì đây là nguồn cung cấp protein và canxi cần thiết.
- Hạn chế thực phẩm béo: bơ, bơ thực vật, xốt kem, thực phẩm chiên rán.
- Hạn chế chất xơ nếu gây ra triệu chứng xấu. Nên hấp, nướng, hầm rau quả.
- Không sử dụng thực phẩm cay, rượu bia, caffeine.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn 2-3 bữa mỗi ngày.
- Uống nhiều nước, tốt nhất là nước lọc.
- Bổ sung vitamin & muối khoáng.
Ngoài ra, tránh căng thẳng (stress), mặc dù không gây ra viêm loét đại trực tràng chảy máu nhưng căng thẳng có thể khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó cũng nên học cách chấp nhận và sống chung với bệnh viêm loét đại trực tràng, không cần lo lắng hay chán nản. Hạn chế căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga , ngồi thiền, đi dạo, thư giãn và tập thở.
Tóm lại: Viêm loét đại trực tràng chảy máu là căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, có thể gây nên những biến chứng như thủng hoặc phình giãn đại tràng, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là ung thư. Chính bởi vậy, mỗi người đều nên thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần để tầm soát bệnh lý không chỉ về đường tiêu hóa mà còn là tổng quát toàn bộ cơ thể.
Khi có các dấu hiệu bệnh lý, điển hình như rối loạn đại tiện, đau bụng thường xuyên thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, có phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 50 phút trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 2 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 17 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 22 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.