Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm tai giữa tái đi tái lại, nguyên nhân do đâu?

Chủ nhật, 07:42 06/08/2023 | Bệnh thường gặp

Tai mũi họng thông với nhau thông qua vòi nhĩ, những người có cơ địa vòi ngắn, nằm ngang nên dịch và vi khuẩn vùng hầu họng dễ ngược dòng lên hòm nhĩ gây viêm tai giữa.

Ba vi khuẩn chính gây viêm tai giữa cấp ở trẻ em là Phế cầu, HI và M. catarrhalis

Nguyên nhân viêm tai giữa tái lại

Trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại vì rất nhiều lý do như:

  • Cơ địa hoặc dùng thuốc không đúng cách, có những bạn không cần dùng kháng sinh vẫn tự khỏi nhưng có những trẻ cần chỉ định dùng kháng sinh, tuy nhiên cần phải dùng đủ ngày và đủ liều, thấy hết triệu chứng mà dừng sớm quá mới hay tái phát.
  • Vòi nhĩ có chức năng thông khí cho tai giữa, nhiều bé có V.A lớn, chèn ép cái lỗ vòi ở hầu họng, hòm nhĩ không được thông khí dễ bị viêm hơn hoặc có áp lực âm nên cũng dễ làm vi khuẩn ngược dòng gây viêm tai giữa, những trường hợp này có thể phải cân nhắc nạo V.A kết hợp đặt ống thông khí mới ổn.
Những triệu chứng viêm tai giữa.

Những triệu chứng viêm tai giữa.

  • Dùng thuốc không đúng, nhiều mẹ có con dùng kháng sinh lại sợ có hại nên thấy con đỡ rồi lại ngưng. Hành động này vừa không diệt sạch được vi khuẩn mà bệnh dễ tái phát lại. Khi bệnh tái phát sớm sẽ khó trị hơn lần trước., ví dụ như: Amoxcixillin cần 10 ngày với trẻ dưới 2 tuổi, 5-7 ngày với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, tiếp xúc khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ 6 tháng đầu, nhà đông con… các bé nay rất dễ bị viêm nhiễm hô hấp, hay bị V.A lớn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
  • Vệ sinh mũi không tốt, dịch đọng ở vòm nhiều trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn.

Viêm tai giữa cấp bị chảy mủ có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm tai giữa cấp ban đầu sẽ là giai đoạn ứ mủ, lúc này các triệu chứng rất rầm rộ như sốt, đau tai, quấy khóc… nếu lúc này trẻ không được điều trị đúng, lượng mủ nhiều, màng nhĩ căng đến một giới hạn sẽ bị bục một lỗ nhỏ, mủ sẽ chảy ra ống tai ngoài.

Lúc này, bệnh ở giai đoạn chảy mủ, các triệu chứng của trẻ có thể sẽ giảm hơn, giảm sốt, giảm đau. Với đa phần các trẻ thì không có nguy hiểm gì hơn so với giai đoạn ứ mủ, tuy vậy để đến giai đoạn này trẻ phải dùng kháng sinh để giảm nguy nguy cơ biến chứng, tăng khả năng khỏi bệnh.

Khi con bị viêm tai giữa chảy mủ, cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa không được tự ý thổi bột thuốc hay nhỏ oxy già vào tai có thể gây nguy hiểm cho bé khiến bệnh bé lâu hồi phục.

Trong mọi trường hợp chảy mủ tai cha mẹ cần giữ vệ sinh cho bé, tránh tắm hồ bơi hay nước vào tai.

Viêm tai giữa tái đi tái lại, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 3.

Các thói quen khiến trẻ viêm tai giữa cấp, chảy mủ

  • Rửa tai, nhỏ kháng sinh.
  • Lấy ráy tai không đúng cách: dùng móc sắt, móc kèm chìa khóa… để lấy ráy cho bé. Mặc dù không làm chấn thương chảy máu nhưng các dụng cụ đó có rất nhiều vi khuẩn thường gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, dễ dàng xâm nhập và gây viêm ống tai thông qua các vết xước nhỏ. Mùa hè nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tai thì không vệ sinh sạch sẽ như trên da được, thế nên các vết xước đó rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm ống tai ngoài.
  • Thường xuyên lấy ráy tai. Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ hoặc ráy tai nhiều làm cản trở khả năng quan sát màng nhĩ của bác sĩ, khi đó cần phải được làm sạch trước khi thăm khám. Trong trường hợp cần phải lấy ráy, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé, không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai cho trẻ, tốt hơn hết để phòng trường hợp ráy tai quá mức nên sử dụng các sản phẩm làm tan ráy an toàn.
Bs Trần Đồng – Bv Sản- Nhi Vĩnh Phúc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Top