Vinmec: Ứng dụng thành công kỹ thuật "cá thể hóa" thay khớp háng "4 không"
Các chuyên gia tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học Thể thao Vinmec đã nghiên cứu và triển khai thành công kỹ thuật "Thay khớp háng tùy biến theo đặc điểm của từng bệnh nhân". Với kỹ thuật được "cá thể hoá", người bệnh sẽ được hưởng "4 không": không đau, không truyền máu, không phải sử dụng kháng sinh và không phải nằm lâu tại chỗ sau phẫu thuật.
"May đo" riêng khớp nhân tạo
Khác với các loại khớp nhân tạo thông thường, loại khớp này được thiết kế và sản xuất sao cho có thể áp khít theo từng đường cong và chi tiết xương của bệnh nhân. Để lựa chọn loại khớp chính xác, các bác sĩ sẽ sử dụng mô hình 3 chiều xương khớp của chính bệnh nhân làm dữ liệu tính toán độ tương thích.
BSCKII. Phạm Trung Hiếu - Trưởng khoa Phẫu thuật khớp háng (Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học Thể thao Vinmec – CTCH & YHTT) cho biết: "Với công nghệ này, việc thiết kế khớp nhân tạo sẽ giống như quần áo được may đo, gần như không có một chi tiết thừa nào ảnh hưởng tới vận động hàng ngày của người bệnh. Khi được mô phỏng với đúng cấu trúc, hình dạng và tính chất tương thích với xương của con người, độ bền của khớp nhân tạo qua đó sẽ được nâng lên ở mức tối đa. Đồng thời, các rủi ro như trật khớp hay lỏng khớp cũng bị giảm trừ xuống mức tối thiểu".

Hình ảnh kế hoạch phẫu thuật khớp háng được mô phỏng trên máy tính trước mổ
Sau khi đã lựa chọn được loại khớp nhân tạo thiết kế theo đặc điểm cá thể hóa, các bác sĩ sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để lập kế hoạch chi tiết cuộc mổ. Quá trình này giúp xác định chính xác vị trí cần đặt các cấu phần khớp nhân tạo nhằm tối ưu hóa biên độ vận động của khớp sau mổ, tránh mọi rủi ro cứng khớp hay đi lại tập tễnh. Đồng thời sẽ tiên lượng được một số rủi ro có thể xảy ra xuyên suốt quá trình phẫu thuật. Thậm chí bệnh nhân và người nhà còn có thể tham gia với bác sĩ để có thể hiểu rõ một cách trực quan nhất những điều gì sẽ có thể xảy ra với cuộc phẫu thuật của bản thân.
Phẫu thuật "cá thể hóa" từ những yêu cầu phức tạp nhất
Tại Trung tâm CTCH&YHTT, quy trình thay khớp cá thể hóa có thể áp dụng cho mọi trường hợp từ đơn giản tới phức tạp. Các bác sĩ ở đây đã điều trị thành công những ca bệnh rất đặc biệt mà bệnh nhân gần như đã không còn hi vọng điều trị ở nơi khác như: tổn thương cần thay khớp đồng thời cả 2 bên trong cùng một lần mổ; viêm dính khớp háng lâu năm dẫn đến teo và mất chức năng vận động; những bệnh nhân cao tuổi bị thoái hóa khớp nặng, trong đó có trường hợp bệnh nhân 105 tuổi phải nằm bất động hoặc gặp tai nạn dẫn đến gãy xương cần thay thế…
Cụ thể như anh Hoàng Văn Q. (48 tuổi, Sơn La), được chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi độ 4 cả 2 bên. Sau 3 năm trời sống chung với bệnh tật và chịu đựng những cơn đau dai dẳng, lần đầu tiên anh Q. đã có thể tự đứng dậy đi lại mà không còn cảm thấy đau đớn nhờ thay khớp nhân tạo. Sau phẫu thuật, anh Q. chia sẻ: "Tôi cảm thấy bản thân rất thoải mái, không giống những gì đã lo lắng về việc đi tập tễnh sau khi thay khớp háng, 2 chân hiện cân bằng và đi lại không hề vướng víu, không đau". Hay ca bệnh Đặng Văn Ch. (53 tuổi, Hải Dương) bị viêm dính khớp, chân trái của anh bị teo cơ dần và gần như mất hoàn toàn chức năng vận động đã thay khớp háng "may đo riêng" thành công và có thể lần đầu tiên đi lại bằng cả 2 chân sau hơn 20 năm.

Sau 3 năm trời chung sống với những cơn đau dai dẳng, thậm chí không thể đi lại, lần đầu tiên anh Q. có thể bước đi và ngồi vắt chân mà không đau, một việc tưởng như đơn giản với nhiều người, sau khi thay khớp háng 2 bên tại Vinmec
Hoặc với những bệnh nhân như cụ bà Võ Thanh X. bị gãy cổ xương đùi trái. Bà X. đã 79 tuổi với nhiều bệnh lý nội khoa. Chỉ sau 2 ngày sau mổ, bà X. đã có thể một lần nữa tự tin bước đi và tham gia tích cực vào quá trình phục hồi chức năng.

Bệnh nhân sau phẫu thuật khớp háng có thể tập đi lại sớm với trạng thái khỏe mạnh và tâm trạng tốt
Với kết quả phục hồi tốt, sau mổ khoảng 3 tuần, bệnh nhân có thể bỏ nạng để tự thực hiện tất cả những động tác sinh hoạt thường ngày như leo cầu thang, đạp xe, ngồi xổm, ngủ không phải kê gối giữa 2 chân phòng trật khớp.
Phẫu thuật và Hậu phẫu "4 không"
Từ bản thiết kế đã được lập, trong phẫu thuật các bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp cả robot định vị và các trợ cụ phẫu thuật được in 3D giúp cho việc đặt các bộ phận của khớp nhân tạo vào đúng vị trí thiết kế. Đây là một sáng tạo mới mẻ của ê-kíp phẫu thuật thuộc Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec khi kết hợp cả 2 phương pháp lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, giúp cho ca phẫu thuật không chỉ chính xác hơn mà còn nhanh hơn và an toàn hơn.
GS.TS. BS. Trần Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Khi ekip phẫu thuật đã có bản thiết kế trong tay cùng sự hỗ trợ của hệ thống định vị được in 3D, ca mổ thay khớp háng sẽ dễ dàng thành công với độ chính xác cao".

Những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật tại Vinmec đã làm nên những ca phẫu thuật "4 không" cho người bệnh thay khớp háng
Đồng hành cùng phẫu thuật, chuyên khoa Gây mê hồi sức tại Vinmec đã triển khai thành công quy trình giảm đau, hồi sức hoàn hảo bằng kỹ thuật độc quyền: Phong bế thần kinh theo vùng chi phối cảm giác. Nhờ phương pháp này, sau mổ, bệnh nhân rất ít đau, hầu như không phải chịu các tác dụng phụ của thuốc tê gây yếu cơ, mệt mỏi.
Ngoài ra, việc kiểm soát lượng máu mất trong mổ kỹ lưỡng đã khiến cho tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu sau mổ thay khớp tại Vinmec ở mức rất thấp, trung bình cứ 5 ca thì chỉ có 1 ca phải truyền 1 đơn vị máu. Vì thời gian mổ tương đối nhanh, khoảng 60 phút, kèm theo vết mổ ít xâm lấn và lượng máu mất ít, nên hầu như các ca phẫu thuật thay khớp háng tại Vinmec không cần sử dụng kháng sinh sau mổ; đồng nghĩa bệnh nhân thoát khỏi nỗi lo mắc các vi khuẩn kháng kháng sinh sau này hay mệt mỏi vì phải tiêm truyền quá nhiều thuốc.
Có thể nói, những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật tại Vinmec đã làm nên những ca phẫu thuật "4 không" cho người bệnh thay khớp háng: không đau, không truyền máu, không phải sử dụng kháng sinh và không phải nằm lâu tại chỗ.
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, GS. TS. BS. Trần Trung Dũng và ê kíp các bác sĩ hàng đầu của Trung tâm CTCH & YHTT Vinmec sẽ triển khai một chương trình Khám sàng lọc và tư vấn miễn phí các bệnh lý về cơ xương khớp, u xương phần mềm và chấn thương thể thao tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hạ Long (địa chỉ: 10A Lê Thánh Tông, Hồng Gai, TP. Hạ Long) từ 8h30 đến 17h00, ngày 25/2/2022. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình Hội thảo "Cập nhật những tiến bộ trong điều trị ung thư xương" tổ chức ngày 26/2/2022 dành cho các bác sĩ và nhân viên y tế trên toàn quốc, Trung tâm cũng sẽ mổ miễn phí 2 ca bệnh cắt khối u và thay xương khớp nhân tạo do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tài trợ tại Vinmec Hạ Long. |
PV

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 12 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 15 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.