Vô sinh vì không có tinh hoàn trong bìu
Nghe bác sĩ nói việc phẫu thuật đưa tinh hoàn về đúng chỗ chỉ giúp anh có thể "làm đàn ông" chứ không thể làm bố, Hậu thở dài thất vọng. Chàng sinh viên không ngờ dị tật nhỏ lại thay đổi cả đời mình.
Rụt rè bước vào phòng khám nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức, Hậu (sinh viên năm 3, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, từ nhỏ, anh đã không có tinh hoàn ở hai bên bìu. Ngày đó, bố mẹ ở quê không để ý nên cứ mặc kệ con. Đến tuổi dậy thì, Hậu bắt đầu thấy lo lắng về sự khác lạ của mình nhưng cũng không biết làm thế nào. Mãi tới khi vào đại học anh mới đi khám.
Bác sĩ cho biết, hai bên tinh hoàn của Hậu không xuống bìu mà lại nằm ở hai lỗ bẹn sâu. Anh phải thực hiện phẫu thuật để đưa bộ phận này về đúng vị trí. Việc mổ không giúp anh có con vì thời gian tinh hoàn nằm sai vị trí quá lâu, không còn khả năng sản xuất tinh trùng. Nó chỉ để Hậu có thể sinh hoạt tình dục được nhờ vào chức năng nội tiết ít ỏi, đồng thời giúp kiểm soát và phát hiện sớm khả năng bị ung thư tinh hóa.
Sau nhiều năm chạy chữa vô sinh không kết quả, anh Trung (Từ Sơn, Bắc Ninh) cũng mới biết nguyên nhân là anh không có tinh trùng, do tinh hoàn hai bên vẫn nằm cao trong ổ bụng.
Anh Trung cho biết, lúc anh còn rất bé bố mẹ đã sờ thấy hai bên bìu của cậu con trai không hề có "hạt" nhưng nghĩ rồi khi lớn lên anh sẽ bình thường.
"Tôi cũng chẳng để ý vì thấy 'súng ống' của mình vẫn hoạt động bình thường", anh Trung bày tỏ.
Còn chị Thanh (Quảng Ninh) bàng hoàng khi biết hai tinh hoàn của con trai lại nằm ở trong đùi. Gần đây, cậu con trai 16 tuổi thắc mắc mình không có "hai quả trứng" như các bạn và liên tục kêu đau tức hai bên bẹn đùi. Đưa con đi khám, cháu được chẩn đoán là tinh hoàn lạc chỗ nằm trong đùi và phải mổ.
Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết, tinh hoàn không có trong bìu bao gồm các trường hợp tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn không xuống bìu, và bẩm sinh ra đã không có tinh hoàn.
Tinh hoàn lạc chỗ là những trường hợp tinh hoàn không nằm đúng vị trí trong bìu mà lại nằm ở bất kì nơi nào trong cơ thể như ở gốc dương vật, tầng sinh môn, trong ống đùi và thậm chí cả ở ngực và trong não. Đây là trường hợp con chị Thanh.
Tinh hoàn ẩn lại nằm ở các vị trí trên đường di chuyển của nó xuống bìu trong thời kỳ phôi thai như trong ổ bụng, lỗ bẹn sâu hay trong ống bẹn. Trường hợp của anh Hậu và anh Trung thuộc nhóm này.
Trong thời kỳ đầu của bào thai, vào khoảng tuần thứ 7 tinh hoàn hai bên được hình thành. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Sở dĩ tinh hoàn phải di chuyển từ trong ổ bụng xuống bìu là vì các tế bào mầm chuyên sản xuất tinh trùng và các tế bào sản xuất hoóc môn sinh dục chỉ có thể hoạt động ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ccơ thể khoảng 2-3 độ C - là bìu.
Trong suốt quá trình thai nghén, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và di chuyển của tinh hoàn xuống bìu như rối loạn gene, sự thay đổi nội tiết, sự bất thường về các cấu trúc giải phẫu có liên quan, làm cho tinh hoàn không xuống bìu. Khi ấy, nếu sờ bìu trẻ sẽ không thấy có tinh hoàn.
Dị tật này dễ phát hiện ngay khi trẻ mới ra đời. Khoảng 3% các trẻ sinh đủ tháng và 30% các trẻ sinh non bị mắc bệnh. Trên 70% các trường hợp tinh hoàn sẽ tiếp tục di chuyển xuống bìu trong những tháng đầu sau đẻ.
Nếu phải phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu thì thời điểm can thiệp tốt nhất là trước năm đầu vì khi đó gần 100% các trường hợp sẽ khôi phục lại được khả năng sản xuất tinh trùng. Nếu phẫu thuật trước 2 tuổi thì còn trên 70%. Sau 2 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống rất thấp, còn sau 6 tuổi thì hầu như không sản xuất được tinh trùng nữa.
Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu châu Âu và Mỹ, tất cả những tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn nằm trong ổ bụng, nếu phẫu thuật sau 10 tuổi thì nên cắt bỏ. Vì vậy các bậc cha mẹ cần đưa con đi khám sớm ngay khi phát hiện thấy trẻ không có tinh hoàn trong bìu để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi.
Bác sĩ Bắc cho biết, do nhiều người không biết và không nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên không cho trẻ đi khám để can thiệp kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều nam giới đến khám vì không có tinh hoàn trong bìu, chủ yếu là sinh viên, những người đi chữa vô sinh... Mỗi tuần trung tâm phải phẫu thuật cho 2-3 ca.
5 vitamin thiết yếu cho xương và răng chắc khoẻ
Sống khỏe - 2 giờ trướcXương có thể yếu khi cơ thể già đi. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, xương có thể nhanh chóng trở nên giòn, dễ gãy, ảnh hưởng đến vận động...
Loại cây được ví ‘nữ hoàng thảo mộc’ dễ tìm ở chợ Việt, dùng pha trà lợi đủ đường, người bệnh tiểu đường nên dùng giúp hạ đường huyết
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Hương nhu là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu về cây hương nhu và tác dụng của loại thảo dược này qua bài viết dưới đây.
Cách giúp trẻ khắc phục suy dinh dưỡng
Sống khỏe - 15 giờ trướcSuy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt.
Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện ung thư đại tràng nhờ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 69 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư nhờ khám sức khỏe tầm soát qua soi đại tràng.
Cô gái 25 tuổi ở Hà Nội mắc ung thư tuyến giáp được phẫu thuật không để lại sẹo nhờ kỹ thuật này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua tiền đình miệng là kỹ thuật có nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí và phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
Mùa lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ: Bác sĩ 'mách' 2 việc cần làm ngay để phòng ngừa
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGần đây, thời tiết miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trong đó có cả đột quỵ.
Phát hiện viên sỏi 'khủng' trong bàng quang người đàn ông 34 tuổi ở Ninh Bình
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Phát hiện viên sỏi khá lớn, kích thước khoảng 10cm gây biến chứng viêm bàng quang và trào ngược thận niệu quản 2 bên, bác sỹ đưa ra quyết định mổ mở lấy sỏi.
Ca ghép tim xuyên Việt xác lập kỷ lục mang lại cuộc sống mới
Y tế - 23 giờ trướcCa ghép tim xuyên Việt vừa được Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công xác lập kỷ lục với thời gian cấy ghép tim chỉ hơn 50 phút. Sau phẫu thuật 6 tiếng, bệnh nhân được rút ống nội khí quản với tình trạng huyết động ổn định…
Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
Thường xuyên làm những điều này trong lúc giao mùa, gia tăng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trong đó gia tăng nguy cơ ở những người hay tắm đêm, phải đi sớm về khuya, làm việc ban đêm trong môi trường tiếp xúc với gió lạnh...
Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà
Y tếGĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được.