Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vượt qua mặc cảm sinh con một bề gái, xây dựng gia đình hạnh phúc

Là tấm gương gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thủ đô năm 2017, câu chuyện sinh con một bề là gái, xây dựng gia đình hạnh phúc của chị Lương Thị Thanh Hải (phường Thành Công, quận Ba Đình) đã khiến nhiều người cảm phục.

Mẹ con chị Lương Thị Thanh Hải tại hội nghị biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thủ đô năm 2017.
Mẹ con chị Lương Thị Thanh Hải tại hội nghị biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Thủ đô năm 2017.

“Sinh con một bề đều là gái, nhiều người hỏi tôi là chồng và gia đình chồng đối xử có gì phải suy nghĩ không? Nếu nói là không thì chưa thật lòng. Anh em bên nhà chồng, gia đình nào cũng có con trai, nhà mình toàn con gái, khi có công việc về quê dễ bị mời xuống mâm dưới ngồi, những lúc đó cũng thấy buồn”, chị Hải tâm sự.

Đây cũng là nỗi niềm của không ít gia đình sinh con một bề gái và khi không chiến thắng được mặc cảm, bị sức ép từ phía gia đình, dòng tộc, nhiều người đã “vượt rào” sinh con thứ ba, thứ tư… cố kiếm bằng được mụn con trai, khiến tỷ lệ sinh con thứ ba và chênh lệch giới tính khi sinh ở Hà Nội gia tăng.

Không chỉ bị tác động từ bên ngoài, bản thân chị Hải cũng lo lắng, sau này hai con gái lớn, xây dựng gia đình nhà chỉ còn lại hai vợ chồng với nhau, lúc bình thường không sao nhưng khi đau ốm chắc sẽ buồn.

Thế nhưng thực tế cuộc sống đã chứng minh điều ngược lại. Tình yêu mà gia đình chị dành cho hai cô con gái đã đem lại trái ngọt. “Có lần, bố chồng tôi bị ốm nằm viện dài ngày, không chịu ăn uống, cáu gắt. Con cái và ngay cả cụ bà cũng không làm cách nào cho cụ ông ăn được. Nhưng khi hai con gái tôi, đứa thủ thỉ, đứa bóp chân, bóp tay thế nào mà cuối cùng cụ ông ăn hết bát cháo và hứa sẽ ăn uống đầy đủ để xuất viện về nhà. Sau lần bố ốm, gia đình tôi càng thêm gắn kết, tôi thầm cảm ơn ông trời đã ban cho mình hai cô con gái chăm ngoan, hiếu thảo”, chị Hải vui vẻ cho biết.

Quan sát thấy nhiều gia đình khác khi ông bà, cha mẹ bị ốm, đa số con gái là người rất có trách nhiệm, tận tình hơn các thành viên khác cũng khiến chị Hải vững tâm hơn. Được chồng ủng hộ, ngoài công việc, chị còn tích cực tham gia công tác Hội Phụ nữ và công tác thiện nguyện như tham gia nấu các xuất cơm tình nghĩa đem tặng các bệnh nhân ung thư.

Trước những mảnh đời phụ nữ bất hạnh do sinh con một bề là gái, hàng ngày, hàng giờ đang phải gánh chịu những nỗi đau, dằn vặt, những trận đòn bạo lực đến từ chính những người thân trong gia đình, chị Hải mong muốn xã hội thực hiện bình đẳng giới thực chất hơn.

60 tấm gương sinh con một bề gái, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiêu biểu được tuyên dương, "mỗi nhà, mỗi cảnh" nhưng điểm nổi bật là họ đã vượt lên mặc cảm, cùng với các thành viên gia đình chăm lo, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh tuyên truyền bình đẳng giới nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ ba và chênh lệch giới tính khi sinh ở Thủ đô.

Thông qua các hoạt động truyền thông đa dạng, phong phú tới cộng đồng và những người có uy tín tại địa bàn dân cư; các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ… chuyển đến người dân thông điệp hãy cụ thể hóa tuyên truyền bình đẳng giới bằng những việc làm cụ thể, thiết thực của từng cá nhân, gia đình, dòng họ và cộng đồng, thay đổi quan niệm lạc hậu trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm lo gia đình hạnh phúc, văn minh.

Hiện nay, Hà Nội có 965.274 trẻ em gái. Hàng năm, thành phố triển khai hàng chục mô hình chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên, truyền thông hơn 300 cuộc nói chuyện có nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái, phòng chống tác hại của xâm hại tình dục đối với trẻ em gái; xây dựng và nhân rộng câu lạc bộ gia đình sinh con một bề gái, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thực hiện mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái vị thành niên, chống lại nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo TTXVN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top