Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam

Thứ bảy, 07:10 24/10/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người di cư không chỉ mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư và gia đình họ, là giải pháp tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng và phát triển bền vững đất nước.

Sáng 23/10, tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam. Tham dự hội nghị, ngoài lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Tổng cục Dân số - KHHGĐ còn có đại diện các cơ quan của Liên hợp quốc, các cơ quan bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ thuộc các tỉnh, thành phía Bắc.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lương Quang Đảng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Dân số - KHHGĐ thông tin: Thế giới hiện có khoảng 272 triệu người di cư trong tổng dân số hơn 7 tỷ người. Với 96,2 triệu người, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đứng thứ 15 trên thế giới, thứ 8 tại Châu Á và thứ 3 trong cộng đồng ASEAN. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, di cư nội địa trong 5 năm qua của nước ta là hơn 7% dân số. Dòng di cư nội địa chủ đạo của Việt Nam là từ thành thị đến thành thị và từ nông thôn ra thành thị. 

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Lương Quang Đảng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.

“Di cư là một sự tất yếu và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Nơi đi là sự khuyết thế hệ và sụt giảm lực lượng lao động; nơi đến là các sức ép đối với cơ sở hạ tầng, dịch vụ an sinh xã hội, y tế, nước sạch, giáo dục, giao thông và thậm chí cả những vấn đề an toàn, an ninh, trật tự xã hội. Bản thân người di cư phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều rào cản trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ trên”, ông Đảng cho biết.

Bàn về tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hành động chăm sóc sức khỏe cho người di cư Việt Nam, TS. Aiko Kaji - Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) đánh giá: "Sức khỏe của người di cư là một vấn đề quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng và tác động lại chính các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế …của Việt Nam. Sức khỏe của người di cư là một điều quan trọng để đóng góp vào năng suất, chất lượng của lực lượng lao động, sự tăng trưởng xã hội của nơi đến cũng như nơi đi. Giải quyết nâng cao sức khỏe cho họ là một vấn đề cơ bản trong việc thực hiện quyền con người, đã được nêu lên trong các tuyên bố về quyền con người và việc đảm bảo này mang lại những tác động chung về y tế công cộng. Do đó, nó là trách nhiệm không của riêng một quốc gia nào".

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 3.

TS. Aiko Kaji - Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM).

Theo GS.TS. Nguyễn Đình Cử - nguyên giảng viên cao cấp trường ĐH Kinh tế Quốc dân, người di cư thường thiếu kiến thức về môi trường ở nơi đến và hiện cũng chưa có một khung pháp lý cụ thể để chăm sóc, bảo vệ họ. 

"Cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát hiện rào cản trong chăm sóc sức khỏe người di cư, xóa bỏ các khoảng trống của chính sách trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của từng nhóm đối tượng di cư", GS. TS Nguyễn Đình Cử đề xuất.

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 4.

GS Nguyễn Đình Cử cho rằng cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát hiện rào cản trong chăm sóc sức khỏe người di cư

Đồng quan điểm với GS. Cử, TS. Annie Chu - chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định, cần có sự điều phối hợp tác giữa các cấp, ngành; xây dựng khung pháp lý để nhìn nhận rõ nhu cầu pháp lý của người di cư và truyền thông tới họ để họ biết và được tiếp cận những dịch vụ này. 

"Mặc dù người di cư có sức khỏe tốt hơn những người không di cư nhưng họ gặp phải nhiều vấn đề khác. Dịch bệnh COVID-19 xảy ra càng tăng thêm các nguy cơ khác cho người di cư. Nghiên cứu cho thấy, bản thân những người vợ có chồng là lao động ở nước ngoài cũng gặp những vấn đề về tâm thần nhiều hơn. Ngay cả di cư nội địa như Hà Nội, mức độ sử dụng y tế cũng ít hơn…", bà Annie Chu lấy ví dụ.

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 5.

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, đề xuất giải pháp hỗ trợ người di cư của các chuyên gia...

Ông Nguyễn Trung Kiên - Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) chia sẻ: "Chúng tôi luôn giành 30% nội dung bài giảng để phổ biến kiến thức cho người lao động trước khi đi lao động và sau khi ở lại nước tiếp nhận. Cụ thể, hướng dẫn người di cư cách liên hệ với các cơ quan của các nước sở tại; cách chăm sóc, bảo hiểm sức khỏe trong các trường hợp khẩn cấp cần liên hệ với Ban quản lý lao động Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại nước tiếp nhận để được hỗ trợ". Tuy nhiên, ông Kiên cũng thừa nhận, chương trình chăm sóc sức khỏe cho người hồi hương vẫn chưa được đề cập.

Bàn đến nhóm đối tượng di cư trôi nổi, bà Nguyễn Thị Ngân Hà - Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, cần đặc biệt quan tâm sức khỏe tinh thần của người di cư, nhất là nhóm đối tượng lấy chồng ngoại quốc bởi những người này thường thiếu kiến thức về văn hóa, ngôn ngữ… và trên thực tế, đã có nhiều trường hợp bị bạo hành, ngược đãi. Đối tượng di cư trôi nổi không có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do vậy, cần tư vấn giải pháp cụ thể nào để cơ quan chức năng chủ động tiếp cận những đối tượng đó.

Xây dựng chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Ngân Hà - Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Về di cư nội địa, bà Trần Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số -KHHGĐ Hải Phòng cho biết, địa phương đã triển khai nhưng để bài bản thì còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với người di cư từ nông thôn ra thành thị. Di cư gây áp lực lên các vấn đề về nhà ở, các dịch vụ cần thiết đảm bảo vật chất, tinh thần, điều kiện kèm theo như cha mẹ, con cái; dịch bệnh, thiên tai, chăm sóc sức khỏe sinh sản… 

Khẳng định truyền thông về sức khỏe cho người di cư cũng là một giải pháp quan trọng, bà Hằng đề nghị: "Cần đa dạng hóa kênh truyền thông để thích hợp với từng nhóm đối tượng người di cư như người lao động trong KCN, Khu chế xuất, nhà máy, người sống trong xóm trọ, thậm chí, truyền thông tới cả người quản lý, sử dụng lao động …".

Hội nghị cũng được nghe nhiều ý kiến tham luận, đề xuất giải pháp hỗ trợ người di cư của các chuyên gia, lãnh đạo các bộ ngành, Chi cục Dân số - KHHGĐ các tỉnh, thành Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên… nhằm sớm xây dựng một chương trình sức khỏe cho người di cư Việt Nam.

Đinh Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top