Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không hợp vệ sinh tại các hộ gia đình là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm các loại giun, sán đường ruột…
Trước đây, gia đình chị Nheh (làng Dâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai) cũng như nhiều gia đình khác trong làng vẫn giữ thói quen sinh hoạt không có nhà vệ sinh. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ Hội Phụ nữ xã đến vận động, tuyên truyền, tư vấn chương trình hỗ trợ cho hội viên phụ nữ, trong đó có mô hình xây nhà tiêu hợp vệ sinh, chị đã thấy được lợi ích của nhà vệ sinh đối với sức khỏe nên vận động thêm họ hàng giúp đỡ để xây dựng một nhà vệ sinh kiên cố, sạch đẹp.

Theo các chuyên gia, nhà vệ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tương tự, do không ý thức được nguy cơ tiềm ẩn về bệnh dịch và thói quen thiếu văn minh theo lối sống cổ hủ khiến cho gia đình anh Chìu A Tài (ở thôn Nà Sa, xã Hoành Mô, Bình Liêu, Quảng Ninh) luôn mang suy nghĩ rằng: "Bao năm bao đời nay đều đi vệ sinh ở góc vườn, bờ ruộng cũng đâu ảnh hưởng gì đến ai thì sao phải xây nhà tiêu, tiền đó để dùng cho việc khác".
Thế nhưng, nhờ có cán bộ xã, huyện thường xuyên tư vấn, nhắc nhở nên anh Tài đã hiểu việc thiếu nhà tiêu sẽ ảnh hưởng lớn thế nào đến sức khỏe. Vì vậy, anh đã quyết tâm xây một nhà tiêu hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, nhà vệ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững.
Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tập trung, năng suất lao động, là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm các loại giun, sán đường ruột.
Đối với phong trào xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã có nhiều bước cải tiến về vệ sinh môi trường đặc biệt là chuẩn hóa nhà vệ sinh đảm bảo các yêu cầu về môi trường và phù hợp với từng địa phương.
Đến nay, nhà vệ sinh ở một số vùng nông thôn vẫn còn là điều nan giải đặc biệt là các vùng có kinh tế chưa phát triển. Nhà vệ sinh đạt chuẩn là nhà vệ sinh đạt phải đảm bảo các yêu cầu như: Đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước; không phát sinh mùi hôi khó chịu ra khu vực xung quanh; không là nơi trú ngụ của các loài côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi…
Dưới đây là một số nhà vệ sinh đạt chuẩn được áp dụng phố biến tại các hộ gia đình vùng nông thôn:
1. Nhà tiêu tự hoại
Là công trình phổ biến nhất áp dụng cho hầu hết các vùng nông thôn, có thể tích bể phốt khoảng 2-4m3 được chia ra 2-3 ngăn được xây bằng gạch hoặc cống bi, bao gồm 1 ngăn chứa, 1 ngăn phân hủy hoặc có thêm 1 ngăn rút nước. Có ống thông hơi ở phía sau.
Ưu điểm của loại nhà tiêu này là: Hợp vệ sinh, sạch sẽ, không có mùi hôi phát sinh; không có ruồi nhặng, muỗi; sử dụng dễ dàng, thân thiện.

Nhà tiêu tự hoại có ưu điểm hợp vệ sinh, sạch sẽ, không có mùi hôi phát sinh; không có ruồi nhặng, muỗi; sử dụng dễ dàng, thân thiện.
Khi sử dụng nhà tiêu tự hoại, cần lưu ý, trước đó phải đổ đầy nước vào bể tự hoại; đi tiêu đúng vào lỗ tiêu; sử dụng giấy mềm để lau (nếu sử dụng các loại giấy khác cần cho vào sọt để đốt). Sau khi đi tiêu phải dội đủ nước để trôi hết phân; cuối cùng phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh.
2. Nhà tiêu thấm dội nước
Đối với nhà tiêu thấm dội nước, cần phải xây dựng cách xa các nguồn nước như: Giếng, ao hồ, kênh rạch để đảm bảo vệ sinh môi trường, có thể xây 1 hoặc 2 bể chứa có kích thước khoảng 1 – 2 m3, được xây bằng gạch, đáy bể không xây, được đổ cát dọc thành để tăng khả năng thấm. Các yếu tố còn lại như: Ông thông hơi, bệ xí có cấu tạo tương tự như hầm vệ sinh tự hoại.
Loại nhà tiêu này có ưu điểm: Dễ sử dụng và bảo quản; tốn ít nước dội và có thể dùng nước tắm giặt để dội; kỹ thuật xây đơn giản; ít có mùi hôi thối, do đó không hấp dẫn ruồi nhặng.
3. Nhà tiêu đào có ống thông hơi

Đây là loại nhà tiêu không cần dội nước; chi phí xây dựng rẻ, dễ sử dụng và bảo quản (phù hợp với vùng miền núi cao)
Đây là loại nhà tiêu không cần dội nước; chi phí xây dựng rẻ, dễ sử dụng và bảo quản (phù hợp với vùng miền núi cao).
Đối với nhà tiêu này, đi tiêu xong phải bỏ giấy chùi vào hố chứa, đổ tro và đậy nắp lại. Quét dọn sạch sẽ mỗi ngày. Không đổ nước vào hố chứa. Khi đầy lấp kín và đào chỗ khác. Mặt bệ có thể đổi sang chỗ nhà tiêu mới (mặt bệ tốt nhất làm tấm đan bằng bê tông).
Anh Khôi

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.