Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ: Mỗi trường một kiểu

Thứ hai, 06:25 04/03/2024 | Giáo dục

Phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) để tuyển sinh được 100% các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) sử dụng. Tuy nhiên, mỗi trường lại quy đổi, kết hợp các điều kiện khác nhau nên cơ hội của thí sinh cũng không giống nhau.

Trường 10 điểm, trường trượt từ vòng nộp hồ sơ

Hiện tại đã có hơn 100 trường ĐH công bố thông tin tuyển sinh năm 2024. Trong đó, xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh, hay xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh với các điều kiện khác là một trong những phương thức được tất cả các trường sử dụng. Tuy nhiên, mức quy đổi điểm từ thang điểm của chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm xét tuyển của mỗi trường lại một khác.

Ví dụ, thí sinh cùng đạt chứng chỉ IELTS 6.5, khi xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương, được quy đổi thành 8,5/10 điểm nhưng ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM là 9/10, còn Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Phan Chu Trinh được quy đổi thành 10/10 điểm.

Xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ: Mỗi trường một kiểu - Ảnh 1.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2024. Ảnh: Diệp An

Hay cùng đạt IELTS 5.5, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân không xét (tức thí sinh không đủ điều kiện tham gia phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ của trường) còn Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TPHCM được quy đổi thành 9/10 điểm. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội còn quy định những thí sinh đạt IELTS từ 5.5 trở lên đều được quy đổi thành 10/10 điểm, còn ở Trường ĐH Ngoại thương, để được quy đổi mức điểm như trên, thí sinh phải đạt IELTS từ 8.0 trở lên.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, để hài hòa lợi ích của những nhóm người học khác nhau, các trường ĐH cần tính toán thêm tỷ lệ chỉ tiêu từng phương thức phù hợp hơn.

Một số trường ĐH không quy đổi điểm IELTS, mà xem xét cộng điểm khi xét tuyển. Mức điểm dao động tùy từng trường. Ví dụ thí sinh đạt IELTS 8.0 khi xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ được cộng 3,0 điểm với phương thức xét tuyển thẳng dành cho các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; Trường ĐH Dược Hà Nội thì cộng 1,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển cho tất cả các ngành đăng ký xét tuyển; Học Viện Kĩ thuật Mật mã cộng 2,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Việc quy đổi thành điểm để xét tuyển hay thành điểm cộng ưu tiên do các trường ĐH quy định, Bộ GD&ĐT không can thiệp nội dung này nên không được đưa vào Quy chế tuyển sinh chung.

Không công bằng với thí sinh vùng khó

Ghi nhận cho thấy với phương thức tuyển sinh được các trường ĐH công bố năm nay, thí sinh sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ nhiều lợi thế hơn nhóm thí sinh còn lại. Điều này do chính sách tuyển sinh của các trường ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn với học sinh giỏi ngoại ngữ. Năm 2023, theo thống kê của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ở phương thức xét tuyển kết hợp, nhà trường đón nhận tới 18.000 thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tham gia xét tuyển. Còn thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 46.670 thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT năm 2023, chiếm khoảng 4,5% trong tổng số hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp. Một số địa phương có số thí sinh trong diện này đông như Hà Nội (gần 16.000), TPHCM (gần 10.000).

Sau khi tìm hiểu thông tin tin tuyển sinh năm nay của các trường ĐH đã công bố, chị Nguyễn Thanh Giang, Nam Định, có con đang học lớp 12 tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ cho hay, con chị bất lợi khi xét tuyển vào một số trường vì không có chứng chỉ ngoại ngữ. Chị Giang lấy ví dụ như với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của Học viện Kĩ thuật Mật mã, con chị sẽ không có điểm cộng ưu tiên từ 1,5 điểm (mức điểm cộng ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 - 6.0) đến 2,5 điểm (mức điểm cộng ưu tiên cho thí sinh đạt IELTS từ 7.5 - 9.0). Cơ hội trúng tuyển vào những trường này của những thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ như con chị Giang sẽ khó khăn hơn nhiều.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM khẳng định có mặt tích cực và mặt hạn chế khi chứng chỉ ngoại ngữ tham gia vào cuộc đua xét tuyển ĐH. Về yếu tố tích cực, ông Dũng cho biết hiện nay nhiều cơ sở giáo dục ĐH tổ chức tuyển sinh, đào tạo các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nên yêu cầu đầu vào của sinh viên phải đạt được trình độ ngoại ngữ nhất định. Điều này còn phù hợp với những chuyên ngành yêu cầu ngoại ngữ nhiều như các ngành về Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Anh, Kinh doanh Quốc tế… Nhưng hạn chế là tạo bất công khi xét tuyển sinh. Vì các trường phải dành chỉ tiêu để xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ nên chỉ tiêu cho các phương thức còn lại giảm xuống, khiến cho điểm chuẩn các phương thức này tăng lên.

“Đây là rào cản đối với những thí sinh không có điều kiện học ngoại ngữ, bất lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Những em này lẽ ra phải được tạo điều kiện học tập ở những trường ĐH tốt, có cơ hội đổi đời sau khi tốt nghiệp nhưng khi trường xét chứng chỉ ngoại ngữ, họ lại thuộc nhóm yếu thế”, ông Dũng nói. Để giảm bất công này, theo ông Dũng là Nhà nước cần đầu tư để xóa “vùng trắng” ngoại ngữ ở vùng sâu, vùng xa, kéo gần khoảng cách chất lượng với khu vực thuận lợi. Đối với các trường ĐH, chỉ tiêu xét chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên tối đa 10%, nên dành phần lớn chỉ tiêu để tất cả thí sinh có thể cùng cạnh tranh với nhau trên thang đo chung.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dòng tâm sự xúc động của thầy giáo ở Thanh Hóa với học sinh thi trượt lớp 10

Dòng tâm sự xúc động của thầy giáo ở Thanh Hóa với học sinh thi trượt lớp 10

Giáo dục - 1 ngày trước

Thay vì chia sẻ với những thí sinh đạt điểm cao, một thầy giáo cấp 3 ở Thanh Hóa lại gửi lời động viên, chia sẻ tới các em học sinh không trúng tuyển vào lớp 10, khiến nhiều người xúc động.

Tỷ lệ 'chọi' vào các trường quân đội tăng vọt, cao nhất gần 1/18

Tỷ lệ 'chọi' vào các trường quân đội tăng vọt, cao nhất gần 1/18

Giáo dục - 1 ngày trước

Năm nay, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành quân đội tăng hơn 40% kéo theo tỷ lệ chọi các trường cũng căng thẳng.

Bổ sung hơn 3.200 chỉ tiêu vào lớp 10 Hà Nội

Bổ sung hơn 3.200 chỉ tiêu vào lớp 10 Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung hơn 3.200 chỉ tiêu lớp 10 cho 5 trường trên địa bàn thành phố.

Lương giáo viên TPHCM cao nhất cả nước, có người nhận hơn 400 triệu đồng/năm

Lương giáo viên TPHCM cao nhất cả nước, có người nhận hơn 400 triệu đồng/năm

Giáo dục - 3 ngày trước

Từ nhiều năm nay, giáo viên ở TPHCM có thu nhập cao nhất cả nước. Ngoài lương và các khoản phụ cấp, nhờ chính sách đặc thù của thành phố, không ít giáo viên có thêm nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

40 địa phương công bố điểm thi vào lớp 10, nhiều nơi chỉ 1,5 điểm/môn cũng đỗ

40 địa phương công bố điểm thi vào lớp 10, nhiều nơi chỉ 1,5 điểm/môn cũng đỗ

Giáo dục - 3 ngày trước

Ít nhất 40 địa phương trên cả nước công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2025-2026, nhiều trường có đầu vào dưới 10 điểm.

26 trường tư thục tại Hà Nội được cấp thêm gần 8.000 chỉ tiêu vào lớp 10

26 trường tư thục tại Hà Nội được cấp thêm gần 8.000 chỉ tiêu vào lớp 10

Giáo dục - 3 ngày trước

Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho các trường THPT tư thục tuyển sinh thêm 7.775 chỉ tiêu vào lớp 10, năm học 2025-2026.

Đại học Sư phạm Hà Nội chốt công thức quy đổi điểm xét tuyển 2025

Đại học Sư phạm Hà Nội chốt công thức quy đổi điểm xét tuyển 2025

Giáo dục - 4 ngày trước

Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng phương pháp bách phân vị làm công thức quy đổi điểm xét tuyển các phương thức năm nay.

Ngành học 'hot' tăng học phí gấp đôi năm trước khiến nhiều phụ huynh và thí sinh 'chao đảo'

Ngành học 'hot' tăng học phí gấp đôi năm trước khiến nhiều phụ huynh và thí sinh 'chao đảo'

Giáo dục - 4 ngày trước

GĐXH - Trước thềm kỳ tuyển sinh đại học 2025, hàng loạt trường đào tạo khối ngành Báo chí – Truyền thông đã công bố mức học phí mới, trong đó có trường chạm mốc hơn 62 triệu đồng/năm. Từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại giao đến các trường thuộc Đại học Quốc gia, mức học phí đang khiến không ít phụ huynh “chóng mặt” khi lên kế hoạch tài chính cho con bước vào giảng đường.

Học ngành Kế toán có lo bị AI thay thế trong tương lai?

Học ngành Kế toán có lo bị AI thay thế trong tương lai?

Giáo dục - 4 ngày trước

Trí tuệ nhân tạo (AI) dần chiếm lĩnh thị trường lao động khiến nhiều bạn trẻ lo ngại thất nghiệp khi lựa chọn theo học ngành Kế toán.

Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu năm 2025

Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu năm 2025

Giáo dục - 5 ngày trước

Học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu (EuPhO) năm 2025 xuất sắc giành được 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Top