Xu hướng sinh con ở Việt Nam và bài toán duy trì mức sinh thay thế
GiadinhNet – Hiện nay, mong muốn có 2 con tuy chiếm đa số nhưng vẫn chưa trở thành chuẩn mực của toàn xã hội. Tỷ lệ muốn có dưới 2 con tuy thấp có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới nếu không có sự can thiệp nào. Tỷ lệ muốn có trên 2-3 con trở lên vẫn rất đáng kể nhất là một vùng hoặc một số nhóm dân số đặc thù.
Đa phần người dân muốn sinh 2 con
Thời gian qua, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số, đạt và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, chênh lệch mức sinh giữa các địa phương là rất đáng kể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và an sinh của xã hội.
Nhiều địa phương có điều kiện kinh tế xã hội hạn chế như Lai Châu, Điện Biên, Kon Tum…thì có mức sinh còn cao. Bên cạnh thì những tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển như TP.HCM, Bà Rịa –Vũng Tàu, Bình Dương…thì mức sinh lại rất thấp.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Ảnh: N.Mai
Về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, các chuyên gia cho rằng, mức sinh có quan hệ chặt chẽ với quá trình hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội nói chung, vì vậy những tỉnh thành đô thị và công nghiệp hóa cao hơn thường có mức sinh thấp hơn so với những vùng chậm phát triển hơn. Việt Nam có khác biệt đáng kể về mức độ phát triển kinh tế xã hội lẫn mức sống giữa các tỉnh thành vùng miền nên dẫn đến sự khác biệt về mức sinh như vậy.
Ngoài ra, yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ tuy mức sống không phải quá thấp nhưng giá trị con cái vẫn rất quan trọng nên mức sinh cao hơn các vùng khác. Còn Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có mức sinh thấp, nhiều khả năng có sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến mức sinh giảm xuống.
Về nhu cầu sinh con của người dân, theo khảo sát gần đây ở một số tỉnh thành của PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng các cộng sự cho thấy, tỷ lệ người muốn có 2 con vẫn là phổ biến nhất chiếm khoảng độ 2/3 số người được hỏi. Còn tỷ lệ số người muốn người trên 2 con thì khoảng gần 20% và tỷ lệ người muốn có 1 con thì khoảng trên 10%.
"Mong muốn có 2 con tuy chiếm đa số nhưng vẫn chưa trở thành chuẩn mực của toàn xã hội. Tỷ lệ muốn có dưới 2 con tuy thấp có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới nếu không có sự can thiệp nào. Tỷ lệ muốn có trên 2-3 con trở nên vẫn rất đáng kể nhất là một vùng hoặc một số nhóm dân số đặc thù", PGS.TS Nguyễn Đức Vinh cho hay.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, giữa việc mong muốn và hiện thực hóa là khoảng cách đáng kể bởi do các tác động kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay thì người dân Việt Nam sinh ít hơn số con mong muốn một chút. Nếu các điều kiện cản trở gia tăng thì nhiều khả năng số con mong muốn và số con sẽ tiếp tục giảm.
Tại sao phải khuyến sinh ở vùng mức sinh thấp?
Đề cập cụ thể về vấn đề mức sinh đang có xu hướng xuống thấp tại một số tỉnh, thành nhất là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, PGS.TS Nguyễn Đức Vinh cho rằng, nguyên nhân có thể là do việc trì hoãn kết hôn dẫn đến tỷ lệ kết hôn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm thấp. Cùng với đó, bản thân các cặp vợ chồng ở những vùng này muốn sinh ít hoặc không có điều kiện để sinh 2 con hoặc trì hoãn việc sinh con.
Nguyên nhân tiếp theo mà vị chuyên gia này chỉ ra đó là ở một số vùng thường có tỷ lệ phụ nữ, thanh niên nhập cư khá cao và nhiều người trong số này trì hoãn sinh hoặc nếu có sinh lại về quê để sinh.

Để duy trì mức sinh thay thế thì vừa phải tiếp tục giảm sinh ở những nơi mức sinh cao, vừa phải nỗ lực không cho mức sinh giảm ở những nơi đã ở hoặc đang ở dưới mức sinh thay thế. Ảnh: Anh Thư
PGS.TS Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm, hiện nay, điều kiện kinh tế xã hội khiến các bậc cha mẹ ít kỳ vọng hơn vào sự chăm sóc, hỗ trợ của con cái trong khi chi phí sinh đẻ, nuôi dạy con lại tăng cao, nhất là ở các thành phố lớn. Trong khi những chính sách phúc lợi xã hội lại chưa thể và cũng khó có thể bù đắp cho những thiếu hụt này. Vì vậy, để tránh mức sinh tiếp tục giảm thấp là điều hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Xã hội học cũng chỉ ra, điều thuận lợi hiện nay là do văn hóa Việt Nam vẫn coi trọng giá trị của đứa con, đa số người dân vẫn muốn có đủ 2 con hoặc hơn. Họ sinh ít không phải vì họ muốn mà do điều kiện không cho phép. Do đó, "nếu được hỗ trợ, khuyến khích, tôi tin sẽ có hiệu quả nhất định, mặc dù đó không phải là giải pháp toàn diện", PGS.TS Nguyễn Đức Vinh nói.
Nói về sự khác biệt trong các giải pháp điều chỉnh mức sinh giữa trước đây so với hiện tại, PGS.TS Nguyễn Đức Vinh cho rằng, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm giảm sinh, tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai các chính sách khuyến sinh hay duy trì mức sinh thay thế. Riêng về việc duy trì mức sinh thay thế, trên thế giới hiện nay cũng chưa có nước nào thành công để chúng ta có thể học tập.
"Mục tiêu giảm sinh có lẽ đơn giản hơn vì chỉ cần tập trung nỗ lực vào những yếu tố dẫn đến mức sinh cao, chủ yếu là vận động sử dụng tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, việc duy trì mức sinh thay thế thì vừa phải tiếp tục giảm sinh ở những nơi mức sinh cao, vừa phải nỗ lực không cho mức sinh giảm ở những nơi đã ở hoặc đang ở dưới mức sinh thay thế", TS Vinh nhận định.
Hơn nữa, trong thời kỳ giảm sinh việc người dân sinh ít con đi đã đem lại những hiệu quả về kinh tế, đời sống rõ rệt đối với gia đình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay việc khuyến sinh nhằm các gia đình sinh đủ 2 con sẽ đòi hỏi các gia đình mất thêm nhiều chi phí về vật chất cũng như thời gian, cơ hội...
Cùng với đó, trong bối cảnh nước ta hiện nay, do tình trạng mức sinh còn khác biệt giữa các vùng miền, tỉnh thành nên không thể ban hành khẩu hiệu hay chiến lược chung mà phải đa dạng phù hợp với từng địa phương. Mặt khác, trong thời gian giảm sinh, Việt Nam được hỗ trợ đáng kể về kinh phí, kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong việc duy trì mức sinh thay thế, sự hỗ trợ đó ít hơn nhiều.
Hiện tại theo khảo sát thì đa số người dân vẫn muốn có 2 con kể cả những vùng có mức sinh thấp. Nói cách khác, văn hóa coi trọng con cái vẫn phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta sớm có chính sách khuyến sinh và triển khai chính sách ấy thì sẽ có hiệu quả hơn nhiều quốc gia phát triển khác. Tuy nhiên, tình trạng sinh ít con kéo dài qua nhiều thế hệ thì văn hóa này sẽ thay đổi. Tỷ lệ người muốn một con và không muốn có con sẽ gia tăng, lúc đó thì chính sách khuyến sinh sẽ khó thực hiện và khó hiệu quả. Kinh nghiệm từ các nước đã cho thấy điều đó.
PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện xã hội học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Mai Thùy

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 20 giờ trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.