10 công việc có khả năng biến mất trong 10 năm tới, nhanh chóng thay đổi từ bây giờ để khỏi thất nghiệp
GiadinhNet - Công nghệ số sẽ khiến nhiều công việc có khả năng sẽ "tuyệt chủng" trong tương lai gần.
Trong một báo cáo được trích dẫn nhiều có tên Tương lai của việc làm: Công việc dễ bị ảnh hưởng bởi điện toán hóa như thế nào?, hai nhà nghiên cứu Carl Benedikt Frey và Michael A. Osborne của Oxford tuyên bố rằng đến 47% nhân công của nước Mỹ sẽ phải đối mặt mối đe dọa bị mất việc trong vòng hai thập kỷ tới.
Báo cáo khác có tên Một tương lai hiệu quả: Tự động hoá, việc làm và năng suất, dựa trên nghiên cứu của Viện toàn cầu McKinsey, dự đoán rằng gần một nửa công việc của chúng ta sẽ được thực hiện bởi một dạng robot nào đó vào năm 2055.
Một nghiên cứu khác được thực hiện gần đây hơn bởi McKinsey ước tính rằng 400 đến 800 triệu nhân công có thể mất việc cho các hệ thống tự động vào năm 2030.
Chúng ta không thể dự đoán chắc chắn tương lai, nhưng với những sự phát triển và tiến bộ như vũ bão của công nghệ đang diễn ra tại các công ty trên khắp thế giới, tốt hơn hết là nên chuẩn bị cho những biến đổi về mặt kinh tế xã hội có thể xảy ra trên quy mô toàn cầu.
Những người làm các nghề dưới đây hãy lưu ý để có sự chuẩn bị tốt nhất khi nó "biến mất":
1. Làm vườn, làm nghề nông

Đây được coi là nghề sẽ bị cắt giảm mạnh trong thời gian tới. Sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại đang giúp tiết kiệm nhân công trong ngành này. Ngoài ra, cơ chế sản xuất tập trung hơn ở các nước đang phát triển, các nước nghèo ở châu Phi thay cho sản xuất cá thể, nhỏ lẻ cũng làm giảm số người hoạt động trong ngành này. Chưa kể, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đặc biệt ở vùng Đông Á, cũng làm giảm lượng nhân công làm nghề này trong tương lai.
2. Tài xế

Khi công nghệ phát triển, xe tự lái trở nên phổ biến và có thể thay thế bạn, thì đừng mong đợi công ty vẫn sẽ đối xử tốt với bạn.
Dù là taxi truyền thống, tài xế giao bánh pizza, những người lái xe limo, những người lái xe tải... Và các tài xế giao hàng trọn gói của Amazon và Alibaba cũng vậy.
3. Nhân viên đánh máy và nhập dữ liệu

Số lượng người làm nghề này đang giảm và chắc chắn sẽ tiếp tục với mức độ suy giảm nhanh chóng nhất. Nguyên nhân là do sự ra đời liên tục của hàng loạt phương tiện hữu ích như các đời máy tính cá nhân mới nhất.
Bên cạnh những bộ máy có tốc độ xử lý ngày càng cao ấy là hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm phần mềm hỗ trợ đắc lực, mang lại công suất làm việc cao hơn rất nhiều lần so với trước đây.
4. Thợ đốn gỗ

Khi xã hội ngày càng ý thức hơn về biến đổi khí hậu và có nhiều động thái nhằm xây dựng một hành tinh bền vững và xanh hơn, những người làm nghề đốn gỗ có nguy cơ mất việc với tăng trưởng dự báo giảm 13% trong thập kỷ tới. Không chỉ các sản phẩm giấy sẽ ngày càng được "số hóa" rộng rãi, thế giới còn bắt đầu ưu tiên sử dụng những sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường.
5. Thợ may

Cũng như thời cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 16 với sự ra đời của máy may công nghiệp, những người làm nghề may mặc phải chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ cuộc cách mạng công nghệ ngày nay.
Công việc của họ đang bị đe doạ vì rõ ràng, máy móc sẽ chiếm dần chỗ đứng của họ tại các nhà xưởng. Xu thế đó đã bắt đầu từ nhiều năm qua và sẽ tiếp tục trong nhiều năm nữa.
6. Người đưa thư, giao báo

Vào những năm 1970-1980, nhiều trẻ em vùng ngoại ô làm công việc giao báo hàng ngày. Công việc này sau đó trở thành nghề chuyên nghiệp trước khi kỷ nguyên số bùng nổ.
Ngày nay, ngày càng nhiều người đọc tin tức trên Internet. Đó cũng là lý do công việc giao báo có triển vọng tăng trưởng bằng 0 theo báo cáo việc làm của Career Cast năm 2014.
Bên cạnh đó, sự ra đời của ngân hàng trực tuyến, cùng nhiều hình thức điện tử tương tự, người giao thư mỗi ngày cũng không còn cần thiết.
7. Thợ lắp ráp linh kiện điện tử

Các nhà chế tạo muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo chính xác và an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.
8. Trọng tài

Với sự tham gia của công nghệ, vai trò của các trọng tài trong thi đấu thế thao được dự báo sẽ giảm dần trong vài năm tới bởi công nghệ có thể đưa ra những kết luận nhanh chóng và chuẩn xác hơn so với mắt thường trên sân đấu. Ngoài ra, nguyên nhân của sự suy giảm này còn là thu nhập.
Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ), các trọng tài toàn thời gian chỉ kiếm được 25.000 USD trong năm 2016, thuộc nhóm việc làm có thu nhập thấp tại Mỹ. Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần gây ra bởi người hâm mộ giận dữ, đồng thời có triển vọng nghề nghiệp kém. Tất cả những điều này khiến ngày càng có ít người trẻ muốn làm công việc trọng tài.
9. Trực tổng đài

Công nghệ viễn thông đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, chẳng kém gì công nghệ thông tin. Những chiếc máy biết nhận giọng nói, những bộ chuyển cuộc gọi tự động theo phần mềm lập trình sẵn... đang thay thế dần những nhân viên trực tổng đài.
Ngoài ra, các phương tiện liên lạc tiện lợi khác như email hay điện thoại internet cũng đang làm cho những người làm nghề trực tổng đài ngày càng rỗi việc.
10. Người đọc số điện
Khi đồng hồ đo điện điện tử ngày càng trở nên phổ biến, những người làm nghề đọc số điện truyền thống sẽ dần bị đào thải. Theo Career Cast, nghề này được dự báo giảm 19% lượng việc làm vào năm 2022.
Lý do khiến Quốc Cơ, Quốc Nghiệp nhận lời mời phá kỷ lục Guiness

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 17 giờ trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 2 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 3 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.