Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 điều cha mẹ cần làm để trẻ phòng Covid khi đến trường

Thứ bảy, 12:25 12/02/2022 | Mẹ và bé

Không đưa con đến trường nếu trẻ và phụ huynh là F0, F1; chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn… cho bé; đo nhiệt kế cho con trước khi đến trường… là những điều phụ huynh nên lưu ý.

1. Không đưa trẻ đến trường nếu phụ huynh hoặc trẻ là F0, F1, đang trong thời gian cách ly tại nhà và bé có biểu hiện sốt, ho, khó thở… Phụ huynh phải thường xuyên liên lạc với chủ nhiệm lớp và Hội trưởng Hội phụ huynh để nắm tình hình dịch bệnh ở trường. Nếu ở lớp có học sinh là F0, các phụ huynh hết sức bình tĩnh để cùng nhà trường, bác sĩ giải quyết bởi nếu con đeo khẩu trang đúng nguyên tắc, thực hiện 5K, nguy cơ lây nhiễm rất thấp.

2. Đeo khẩu trang cho phụ huynh và cho trẻ. Phụ huynh nên chuẩn bị khẩu trang dự phòng cho con để thay thế khi cần thiết. Đồng thời dặn con luôn đeo khẩu trang khi học ở trường. Nguyên tắc đeo khẩu trang như sau:

- Che kín mũi, miệng, cằm

- Đeo khẩu trang sát mặt, thanh nhựa hoặc kim loại ôm sát mũi

- Đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác

- Khi tháo khẩu trang nên nhắm mắt, nín thở, tháo để đúng nơi quy định.

10 điều cha mẹ cần làm để trẻ phòng Covid khi đến trường - Ảnh 1.

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường đang tình nguyện tư vấn, hướng dẫn điều trị cho nhiều mẹ và bé F0 tại nhà.

3. Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn vào các thời điểm:

- Trước khi đến trường

- Sau khi trở về nhà

- Sau khi tay bẩn, trước khi ăn, sau đi vệ sinh...

- Rửa tay theo hướng dẫn của nhân viên nhà trường

Lưu ý: Nên trang bị cho bé thêm dung dịch sát khuẩn mang theo khi đến trường (đối với bé trên 6 tuổi, bé có thể ý thức được thành phần, công dụng của dung dịch sát khuẩn nhanh).

4. Dặn con súc miệng và xịt mũi bằng nước muối thường xuyên

Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiện quả dự phòng nhiễm các bệnh đường hô hấp trên. Bố mẹ có thể chuẩn bị pha sẵn các chai nước muối để con mang đến trường. Phụ huynh cũng có thể chuẩn bị các lọ xịt họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 5-6 lần/ngày để làm sạch, làm ẩm niêm mạc mũi.

5. Đảm bảo con có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và thể dục hơp lý

Để con có sức đề kháng tốt chống lại Covid-19, bé phải được ăn uống hợp lý. Bố mẹ có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ. Ngoài ra, phụ huynh hướng dẫn con tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, duy trì thể lực tốt. Trẻ phải được ngủ đúng giờ, không thức quá 11h để xem phim hay chơi game gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bé mất ngủ có thể cho bé nghe nhạc nhẹ không lời để dễ ngủ hơn.

6. Kiểm tra, giám sát sức khỏe trẻ thường xuyên: Đo nhiệt độ cho con 2 lần/ngày, mỗi lần đo để nhiệt kế trong 5 phút. Đo SpO2 2 lần/ngày, trẻ nhỏ nên đo ngón chân cái nếu ngón tay không đo được.

Theo dõi sức khỏe của trẻ và các thành viên trong gia đình: Nhiệt độ, SpO2, đếm tần số thở của con, tình trạng ăn uống và đi ngoài. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, ho, khó thở... phụ huynh chủ động cho trẻ nghỉ học, thông báo ngay với nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

7. Giữ khoảng cách giữa các con: Phụ huynh và giáo viên dặn dò, hướng dẫn các bé trong lớp học cần ngồi đúng khoảng cách đảm bảo an toàn và học hiệu quả. Tránh để các con chơi đùa mệt quá dẫn đến tháo khẩu trang trong khi chơi đùa.

10 điều cha mẹ cần làm để trẻ phòng Covid khi đến trường - Ảnh 2.

Học sinh Hà Nội trở lại trường sau thời gian dài học online do dịch Covid-19. Ảnh: VietNamNet

8. Hạn chế trẻ tiếp xúc, dùng chung các đồ vật 

- Bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, các vật dụng như bình nước, khăn mặt... tránh tình trạng thiếu dẫn đến con phải mượn bạn và dùng chung.

- Hướng dẫn trẻ bỏ các thói quen xấu: căn ngậm bút khi học, không đưa tay lên mũi miệng.

- Sát trùng mặt bàn học và các dụng cụ học tập: cặp sách, bút, thước...

- Thay quần áo mỗi ngày khi con đi học về.

9. Phụ huynh phải phối hợp với nhà trường: Gia đình cần thực hiện những hướng dẫn của Nhà trường trong phòng và chống dịch Covid-19. Các nhà trường cần làm:

-  Đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào trường và lớp học.

- Thực hiện đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, bỏ rác đúng nơi quy định.

-  Tổ chức khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, cầu thang, phương tiện đưa - đón học sinh.

- Hạn chế phụ huynh học sinh, người không có nhiệm vụ vào trong trường.

Giáo viên và người quản lý cũng không để bé lang thang đi chơi tại các quán Internet hay ăn uống tụ tập quanh cổng trường. Hãy để nhà trường là mỗi "chiến đài" an toàn bảo vệ các con chứ không phải nơi tích lũy mầm bệnh.

10. Đưa bé đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ và đúng độ tuổi theo yêu cầu nhà trường và y tế địa phương.



Bác sĩ Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Top