10 thói quen hủy hoại răng không ngờ tới
Cho dù đánh răng hàng ngày, súc miệng kỹ sau khi ăn, bộ nhai vẫn có thể tổn thương do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Tờ Dailymail đã đưa ra nhận định của các chuyên gia nha khoa về những thói quen hủy hoại răng bạn không ngờ tới.

Trà quá nóng
Tiến sĩ Stephen Pitt, chuyên gia nha khoa ở quận Essex (Anh) cho biết, do nhiệt độ thay đổi nhanh khi uống trà nóng và các đồ uống nóng khác để làm ấm cơ thể vào trời lạnh, dễ khiến cho bề mặt răng sản sinh các vết nứt nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vết nứt khi sâu hơn sẽ tổn thương đến men răng, dẫn tới răng bị mẫn cảm, nếu nghiêm trọng sẽ làm tổn hại đến tủy hoặc dây thần kinh, gây nhiễm trùng, sưng nhọt.
Nói nhiều
Tiến sĩ Luke Cascais Rini, chuyên gia khoa Ngoại bệnh viện BMI thuộc quận Kent (Anh) nhận định, thường xuyên nói chuyện khiến cằm hao mòn và rạn nứt, thậm chí sẽ tạo thành viêm khớp TMJ (khớp thái dương hàm), tổn hại đến sức khỏe răng.
Súc miệng quá mạnh khi đánh răng
Bác sĩ nha khoa Phil Stemmer (London, Anh) cho biết axit và đường sản sinh khi ăn cơm sẽ làm suy yếu tác dụng bảo vệ của men răng. Việc đánh răng ngay sau khi ăn càng dễ phá hoại men răng. Bác sĩ Stemmer khuyên bạn nên đánh răng sau khi ăn 30 phút, đồng thời không được súc miệng quá mạnh để tránh làm suy giảm tác dụng của kem đánh răng có chứa fluoride.
Vận động quá mức
Theo một nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Đại học Heidelberg (Đức), vận động trong thời gian dài dễ dẫn tới lượng nước bọt giảm nhưng tính kiềm tăng cao, khiến hormone vi khuẩn mảng bám tăng, nguy cơ mắc các bệnh về răng.
Há miệng khi bơi
Giáo sư Damien Walmsley thuộc Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết, chất clo trong bể bơi có thể khiến răng bị xói mòn, làm mất các mô cứng ở bề mặt, khiến răng đổi màu và mẫn cảm. Vì thế, các chuyên gia khuyên sau khi bơi, bạn nên đánh răng hoặc súc miệng.
Đi máy bay sau khi hàn răng
Tiến sĩ Luke Cascais Rini chia sẻ đi máy bay sau khi hàn răng có thể khiến bộ nhai đau đớn. Nguyên nhân, khi độ cao thay đổi sẽ dẫn tới sản sinh các bọc khí nhỏ trong chất liệu trám răng, do thay đổi khí áp mà dẫn tới đau răng. Thông thường cơn đau răng sẽ biến mất sau khi máy bay hạ cánh vài tiếng. Tuy nhiên, nếu vẫn thấy đau, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi leo núi hoặc trượt tuyết cũng có thể xuất hiện tình huống tương tự.
Dùng răng thay cho kéo
Giáo sư Tara Langton thuộc khoa ngoại về khoang miệng, Học viện Hoàng gia London, nhấn mạnh dùng răng thay cho kéo để cắn đứt đầu chỉ, xé giấy bọc hay cắn móng tay..., đều rất dễ làm tổn thương đến răng cửa.
Ngậm thuốc
Để đạt hiệu quả giảm đau, nhiều người nghiền nát viên Aspirin hoặc cắn giữ trực tiếp trên chỗ răng đau. Tuy nhiên, tiến sĩ Cascais Rini cho rằng, cách giảm đau này dễ đốt cháy mô mềm nhạy cảm trong khoang miệng. Tiến sĩ Rini kiến nghị, nuốt viên Aspirin cũng có thể xoa dịu cơn đau răng.
Không chú ý vệ sinh răng miệng khi mang thai
Tiến sĩ Jeremy Hill, chuyên gia nha khoa ở quận Hertfordshire (Anh), nhận định việc uống Progesterone và các thuốc tránh thai khác hay việc mang thai đều làm cho mức estrogen tăng cao, khiến các mô nướu phản ứng mạnh hơn với mảng bám răng và các chất kích thích cục bộ khác, dẫn tới hoặc làm nặng thêm chứng viêm nướu, dễ bị chảy máu răng. Việc tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt, có thể làm giảm tối đa các chứng viêm trong khoang miệng.
Uống thuốc kháng histamin
Dược sĩ Stephen Foster ở quận Kent (Anh) giải thích, thuốc kháng histamin có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như lưỡi và khoang miệng, từ đó ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt, dẫn tới khô miệng. Thường xuyên bị khô miệng sẽ gây tụt lợi và bệnh nha chu, làm tăng tỷ lệ lây nhiễm, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới răng lung lay, thậm chí bị rụng. Vì vậy, bạn nên nhai kẹo cao su không đường và uống nhiều nước giúp thúc đẩy tiết nước bọt.
Theo Zing.vn

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 52 phút trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 6 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 7 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.