Hà Nội
23°C / 22-25°C

11 quan niệm sai lầm về bệnh tình dục

Thứ tư, 11:20 22/11/2017 | Dân số và phát triển

Đừng nghĩ có nhiều bạn tình mới mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, thực tế chỉ cần một lần quan hệ không an toàn cũng đã nhiễm bệnh.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Học, Phòng khám Nam học - Tình dục, Khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chỉ ra một số quan niệm sai lầm về hành vi nguy cơ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chỉ người có nhiều bạn tình mới mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục

Thực tế chỉ cần quan hệ tình dục một lần cũng có thể mắc bệnh tình dục, vì đối tác đã hoặc đang có nhiều bạn tình.

Mang bao cao su khi quan hệ sẽ bảo vệ bạn 100%

Bao cao su là công cụ an toàn nhất giúp bạn phòng tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên biện pháp này không thể đảm bảo phòng ngừa hết tất cả bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà... Dù vậy, dùng bao cao su đúng cách cũng giúp giảm đáng kể cơ hội lây lan các bệnh truyền qua đường tình dục.


Ảnh minh họa: News.

Ảnh minh họa: News.

Không có triệu chứng tức là chưa nhiễm bệnh

Nhiều bệnh nhân nghĩ khi không có triệu chứng của bệnh tình dục có nghĩa là họ không bị nhiễm. Thực tế hầu hết bệnh ẩn nấp trong cơ thể mà không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài ngay.

Bệnh tình dục chỉ phát tán trong vài khu vực nhất định

Có bệnh nhân nói không biết người mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục, khu vực họ sống không có bệnh này. Thực ra bệnh tình dục có mặt khắp nơi và người nhiễm không biết được.

Quan hệ xâm nhập mới nhiễm bệnh tình dục

Nhiều người nghĩ là khi giao hợp ngả âm đạo hoặc hậu môn mới lây nhiễm bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, giao hợp ngả âm đạo hay hậu môn là hai đường lây truyền thường gặp, nhưng hoạt động khác như bằng miệng, dùng thuốc đường tĩnh mạch, xăm mình cũng có thể gây bệnh.

Một số phụ nữ nghĩ rằng bệnh chỉ có thể truyền qua cơ thể họ khi người đàn ông xuất tinh trong âm đạo. Tuy nhiên, bệnh có thể truyền bằng miệng, qua âm đạo, qua hậu môn mà không cần phóng tinh. Dịch tiết âm đạo và dịch tiết của tuyến Cowper của nam giới chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh tình dục.

Nói chung hầu hết tất cả các hành vi tình dục tiếp xúc với bạn tình đều có nguy cơ bị bệnh truyền qua đường tình dục. Hoạt động tình dục càng sâu đậm thì nguy cơ mắc và lây truyền bệnh tình dục càng cao. Tiếp xúc tình dục bằng đường miệng hoặc qua da có thể truyền một số bệnh tình dục bất kể mức độ tiếp xúc dịch của cơ thể hai người như thế nào.

Uống thuốc ngừa thai sẽ bảo vệ bạn khỏi bệnh tình dục

Một số bệnh nhân nữ đến khám bệnh tình dục nói rằng: "Tôi đang uống thuốc ngừa thai, tôi đã được bảo vệ không bị bệnh lan truyền qua đường tình dục". Thực tế ngừa thai bằng hormone không có tính bảo vệ chống lại bệnh lan truyền qua đường tình dục.

Quan hệ một lần không thể lây bệnh tình dục

Nhiều bệnh nhân nói rằng họ không thể bị bệnh tình dục khi mới giao hợp lần đầu. Thực tế không phải vậy, nguy cơ mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục không phụ thuộc ở lần thứ mấy.

Bệnh tình dục không quá nguy hiểm

Có người nghĩ rằng bệnh lan truyền qua đường tình dục không nguy hiểm vì dễ điều trị. Sau đó cơ thể bệnh nhân sẽ có miễn dịch chống lại bệnh trong tương lai. Thực tế, nhiều bệnh lan truyền qua đường tình dục nếu không được điều trị có thể nhiễm sang các bộ phận khác của đường sinh dục và gây vô sinh. Thậm chí một số bệnh tình dục không thể chữa khỏi có thể dẫn đến tử vong.

Người "đạo mạo" sẽ không mắc bệnh tình dục

Nhiều phụ nữ nghĩ đàn ông ăn mặc sạch, đẹp, chải chuốt gọn gàng là người ít có nguy cơ bị bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, vi trùng, virus, ký sinh trùng không từ bỏ bất cứ ai.

Bệnh tình dục chỉ lây truyền trong nhóm dân số có thu nhập thấp

Nhiều người tin rằng bệnh tình dục chỉ lây nhiễm phổ biến trong nhóm dân có thu nhập thấp. Thực tế, bệnh này rải rác trong tất cả các giai tầng xã hội.

Cắt bao quy đầu giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục

Nhiều bệnh nhân đi cắt bao quy đầu vì nghĩ rằng sẽ làm giảm lây lan bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, chỉ có vài nghiên cứu ở châu Phi đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HIV, nhưng chưa đủ chứng cứ khẳng định cắt bao quy đầu làm giảm nguy cơ lây lan bệnh tình dục.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top