Hà Nội
23°C / 22-25°C

12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc khẩn cấp

Thứ hai, 13:00 12/09/2016 | Sống khỏe

Thông thường ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu không bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể thử một số cách tự nhiên với những thực phẩm có sẵn trong bếp để giảm các triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn đối phó khi bị ngộ độc thực phẩm:

Gừng

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu.

Một cốc trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công. Bạn có thể ngậm vài lát gừng trong miệng, cách này sẽ giúp chữa triệu chứng buồn nôn.

Chanh

Để tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chanh là một bài thuốc tốt.

Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống vi-rút của chanh giúp bạn giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể pha nước chanh ấm và uống dần. Nó sẽ làm sạch cơ thể bạn.

12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm - Ảnh 1.

Giấm táo

Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy sử dụng giấm táo. Nhờ tác dụng kiềm hóa, giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày. Pha hai thìa giấm táo vào cốc nước nóng và uống trước khi ăn.

Cây húng quế

Loại thảo dược này là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm với đặc tính kháng khuẩn tiêu diệt vi sinh vật và giảm khó chịu ở bụng. Làm nước ép lá húng quế và cho thêm chút mật ong.

Uống nước này vài lần trong ngày.

Chuối

Vì chuối là nguồn kali phong phú, nó có tác dụng chữa buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng cần những thực phẩm dễ tiêu hóa như vậy. Hãy ăn chuối để phục hồi năng lượng.

Tỏi

Nhờ tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm.

Bằng cách ăn một nhánh tỏi mỗi ngày khi đang đói, bạn sẽ giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.

12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm - Ảnh 2.

Sữa lạnh

Sữa lạnh không chỉ giúp làm dịu dạ dày đang bị rối loạn mà còn giảm nôn và cảm giác buồn nôn.

Hạt thì là

Hạt thì là có tính kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc.

Đun một ít hạt thì là và cho thêm muối vào nước này. Bạn có thể thêm một thìa cà phê nước ép rau mùi. Uống 2 lần/ngày để giảm triệu chứng ngộ độc.

Táo

Táo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng. Hãy gọt vỏ táo trước khi ăn.

Mật ong

Mật ong có nhiều lợi ích với dạ dày. Nó có tính chống vi khuẩn và chống nấm, có thể chống khó tiêu, cải thiện khả năng tiêu hóa. Bạn có thể uống một thìa cà phê mật ong mỗi ngày khi đói hoặc uống trà mật ong.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng co thắt trong ngộ độc thực phẩm. Uống từng ngụm nhỏ và nó sẽ có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.

Nước hầm gà

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần những thực phẩm như vậy để phục hồi năng lượng, duy trì nước trong cơ thể.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Top