12 sai lầm về tiền ở tuổi 40 khiến bạn hối hận
GiadinhNet - Bất kỳ sai lầm tài chính lớn nào bạn mắc phải ở độ tuổi 40 sẽ dễ gây ra hậu quả lâu hơn, lớn hơn so với những sai lầm mắc phải khi tuổi trẻ.
Độ tuổi 20 tạo dựng nền tảng và xây dựng các thói quen tài chính tốt. Tuổi 30 đánh dấu các thay đổi trong cuộc đời như kết hôn, sinh con, phát triển sự nghiệp. Ở độ tuổi 40, mọi thứ tiếp tục nhân lên: Con cái đã lớn và bố mẹ già thêm và cái bạn thiếu là những khoảng thời gian rảnh.
Có rất nhiều điều bạn có thể làm trong độ tuổi 40 để bảo vệ tiền bạc và chăm lo cho gia đình trước khi nghĩ về việc nghỉ hưu khi bước sang tuổi 50, 60. Dưới đây là những điều bạn nên tránh:
1. Chi tiêu vượt tầm kiểm soát
Tuổi 40 thường là thời điểm mọi người đạt được vị trí nhất định trong sự nghiệp. Cùng với mức thu nhập tốt hơn, nhiều người có thể sắm nhà mới, mua xe sang hay những món đồ đắt tiền khác. Tuy nhiên, đừng trở thành nạn nhân của cái bẫy thỏa mãn tức thời và để các khoản chi phí ngày một tăng lên cho đến khi chúng vượt qua tầm kiểm soát của bạn.

Ảnh minh hoạ
2. Mua nhà vượt khả năng tài chính
Khi gia đình phát triển, căn nhà từ những ban đầu sẽ không thể đáp ứng được hết các nhu cầu ngày càng lớn của gia đình. Bạn muốn các con có nhiều không gian để chạy nhảy, muốn chúng lớn lên trong khu nhà có điều kiện hạ tầng, sinh thái tốt.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có một căn nhà lớn hơn, sân rộng hơn ở khu vực dân trí cao hơn và một khoản vay nợ mua nhà lớn hơn, chi phí bảo trì và thuế má cao hơn.
Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với việc mua nhà nằm ngoài khả năng tài chính của bạn, nên thực tế với ngân sách của mình và tránh đổ tất cả tiền tiết kiệm để mua nhà.
3. Sống vượt quá khả năng
Những năm 40 tuổi thường là lúc chúng ta đã có vị trí nhất định trong sự nghiệp, có người thì đang ở trên đỉnh cao. Dường như đây là lúc bạn có thu nhập hậu hĩnh hơn, sở hữu chiếc xe hơi sang trọng, nghĩ đến việc tậu thêm căn nhà mới hay chuyến du lịch nghỉ dưỡng không còn là điều xa xỉ.
Tuy nhiên, lối sống phức tạp hơn này cũng khiến việc sống cho hôm nay và lập kế hoạch cho tương lai trở thành một thách thức. Đừng trở thành nạn nhân của cái bẫy thỏa mãn tức thời và đừng để mọi chi phí cứ ngày một tăng cho đến khi chúng vượt quá tầm kiểm soát.
Lời khuyên: Hãy luôn kiểm tra chi tiêu của bạn.
4. Chi quá nhiều cho con cái
Ngày nay, nhiều người dồn hết mọi nguồn lực cho con cái: học thêm, đi du lịch, tham gia các cuộc thi, vào trường tư đắt tiền, đi trại hè....
Thật khó để nói không với những thứ con mình mơ ước và bạn thực sự muốn mang đến cho con tất cả không chỉ vì tình yêu với con mà còn bởi áp lực đến từ những phụ huynh khác, hàng xóm, đồng nghiệp...
Đây là thời điểm tốt để đánh giá lại các giá trị tiền bạc của bản thân và dạy con cái về việc tự tạo ra giá trị sống cho trẻ. Với cách đó, cả gia đình sẽ dùng tiền và thời gian vào những thứ thực sự quan trọng với mỗi người thay vì vào những điều mà hàng xóm đang làm.
5. Không lên kế hoạch tài chính
Theo một nghiên cứu của Charles Schwab, mặc dù 67% thế hệ X (sinh năm 1965-1979) được khảo sát có kế hoạch tài chính, chỉ 21% có kế hoạch bằng văn bản. Trong số những người có kế hoạch bằng văn bản, 64% đã làm việc với cố vấn tài chính để phát triển nó. Nếu bạn nằm trong số những người chưa lập kế hoạch tài chính, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.

Ảnh minh hoạ
6. Thiếu khôn ngoan khi vay nợ
Hãy cân nhắc thời gian của các khoản vay thế chấp, tốt hơn hết là khoảng 15 năm. Bởi với các khoản vay kéo dài tới 30 năm, bạn chỉ phải trả một khoản nhỏ mỗi tháng đồng nghĩa với việc bạn phải trả nợ tới tận những năm 60-70 tuổi. Chưa kể, bạn sẽ phải trả nhiều tiền lãi hơn.
7. Không chăm sóc sức khỏe đủ tốt
Những người ở độ tuổi 40 có xu hướng quá bận rộn với công việc và con cái đến mức bỏ bê sức khỏe của chính mình. Khi chưa ốm, chúng ta dễ nghĩ rằng điều đó sẽ không đến với mình hoặc có xảy ra cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên bạn cần biết rằng càng lớn tuổi, bạn càng dễ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe lớn hơn và việc chữa trị cũng khó khăn hơn, đòi hỏi thời gian nhiều hơn cũng như chi phí đắt hơn.
Bài học ở đây chính là đừng bao giờ quên đầu tư vào sức khỏe của bạn và giảm thiểu chi phí y tế trong tương lai bằng cách có một ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Lời khuyên: Đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe.
8. Không có quỹ khẩn cấp đủ lớn
Khoản quỹ 50 triệu khi tuổi 22 có thể đủ khi bạn chỉ có một mình nhưng bây giờ bạn đã có gia đình lớn với rất nhiều vấn đề phát sinh có thể cần chi phí cao. Khi đó khoản dự phòng cũng phải to thêm. Chẳng hạn, khi trẻ, nếu mất việc, bạn có thể lang thang vài tháng, trả nhà thuê để chuyển về ở với bố mẹ. Thử tưởng tượng cảnh bạn mất việc lúc đang phải trả khoản vay mua nhà mỗi tháng và nuôi 3 đứa con tuổi ăn học.
Để không rơi vào cảnh bấn loạn như vậy, hãy luôn duy trì khoản quỹ đủ cho 3-6 tháng sinh hoạt của gia đình và có một khoản thu thụ động hay đầu tư nào đó để có thể rút từ từ trong khoảng thời gian dài.
9. Nghĩ rằng đã quá muộn để tiết kiệm cho nghỉ hưu
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu là ngày hôm qua và thời điểm tốt thứ hai là hôm nay. Bạn sẽ không nghe thấy bất kỳ ai nói rằng đã quá muộn, mặc dù kịch bản lý tưởng là bắt đầu sớm, khoản đầu tư của bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để phát triển. Nếu bạn chưa bắt đầu, điều quan trọng nhất cần làm là hành động ngay. Hãy bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu, ngay cả khi bạn thực hiện muộn một chút và chỉ có một số tiền nhỏ trong tài khoản hưu trí.
10. Không có kế hoạch về tài sản
Nhiều người phải rất vất vả để chia tài sản với anh chị em sau khi cha mẹ qua đời vì không có di chúc. Do đó, mỗi người nên xây dựng một kế hoạch về tài sản sau khi mình qua đời hoặc rơi vào tình trạng mất năng lực và không thể làm việc. Việc đó sẽ giúp con cái bạn tránh được nhiều vất vả và đau buồn sau này.
11. Tự mãn với sự nghiệp của mình
Ở độ tuổi 20 và 30, bạn có thể rất tích cực nhằm không ngừng nâng cao triển vọng công việc của mình. Bạn khao khát việc được tăng lương và thăng chức. Nhưng ở độ tuổi 40, bạn có thể trở nên tự mãn và điều này có thể dẫn đến việc bạn không có sự tiến bộ trong sự nghiệp cũng như giá trị của chính bạn. Hãy thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và không ngừng thách thức chính bản thân để vươn cao và xa hơn nữa.
Lời khuyên: Hãy không ngừng hoàn thiện mình.
12. Không có phương án bảo vệ tiền trong các biến cố như ly hôn
Không may là, ly dị đang xảy ra với nhiều gia đình ở độ tuổi này và nó có thể gây suy sụp về tài chính, đặc biệt là cho phụ nữ. Đây là lý do tại sao vợ chồng cần phải tham gia tích cực vào kế hoạch tài chính cho gia đình. Thường trong nhà, một người nắm giữ toàn bộ tiền thì người kia dễ rơi vào tình trạng tay trắng nếu hôn nhân kết thúc.
Nếu hôn nhân của bạn có nguy cơ này, hãy giữ bản kê chi tiết các tài sản trong gia đình và tư vấn luật sư để hiểu rõ luật bất động sản có thể ảnh hưởng thế nào tới những tài sản bạn hay vợ/chồng mình đứng tên.
Không ngờ những thói quen hằng ngày lại là tác nhân khiến tóc bạc sớm

Vừa tăng giá lập kỷ lục, giá trứng tại Mỹ lại đang rơi tự do: Giảm mạnh 54% chỉ trong 1 tháng, ai là ‘thủ phạm’?
Xu hướng - 7 giờ trướcCác nhà bán lẻ hàng đầu đang đứng trước nghi vấn về việc cố tình giữ giá ở mức cao để thu lợi nhuận.

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?
Xu hướng - 1 ngày trướcSẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Từ hôm nay (1/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền và mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội, từ hôm nay (01/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án thí điểm phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướng - 2 ngày trướcLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.

Mặt hàng cực kỳ phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của TQ được nhập khẩu từ VN
Xu hướng - 2 ngày trướcNgười dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ mặt hàng này nhiều hơn các khu vực khác.

Chi tiền triệu tảo mộ online dịp Tết thanh minh
Xu hướng - 3 ngày trướcTết thanh minh năm nay, nhiều khách hàng chọn dịch vụ tảo mộ online với giá từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả “kho tiền”
Xu hướng - 4 ngày trước99% người Việt đều từng nhìn thấy loại cỏ dại quen thuộc này mà chưa biết đến giá trị của nó.

Quán cà phê bán matcha cao hơn cả giá vàng: 1 chỉ vàng cũng chưa mua nổi nửa kg!
Xu hướng - 4 ngày trướcMột quán cà phê khiến dân tình ngỡ ngàng khi bán bột matcha với mức giá cao đến bất ngờ, thậm chí còn được so sánh với giá vàng.

Tỉnh lớn nhất miền Bắc vừa tiêu thụ 5.000 tấn loại quả 'nữ hoàng' này, thu 770 tỷ
Xu hướng - 6 ngày trướcVới giá bán trung bình 80.000 - 250.000 đồng, trị giá tiêu thụ dâu tây của tỉnh này đạt 770 tỷ đồng.

Loài cây của Ấn Độ trồng tại Việt Nam phát triển tốt hơn 20%, chảy ra 'vàng lỏng' giá nghìn đô
Xu hướng - 1 tuần trướcĐây là loài cây được du nhập về Việt Nam, nhưng lại phát triển hơn cả ở nước bản địa. Các bộ phận của cây từ lá, lõi gỗ, rễ cây đến hạt cây đều có giá trị kinh tế cao...

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướngLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.