12 tuổi đã đột quỵ: Bác sĩ Bệnh viện 108 "điểm mặt" 4 nguyên nhân khiến đột quỵ tăng ở người trẻ
Đột quỵ là tình trạng cấp cứu tối cấp thường gắn với tuổi già. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lối sống thay đổi, nhịp sinh hoạt bị đảo lộn, cộng thêm các yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ đã tiến gần hơn với người trẻ.
Đột quỵ ở thanh thiếu niên không hề hiếm
Theo BSCKI Phạm Văn Cường, Khoa Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), trước đây đột quỵ thường được cho là bệnh lý ở người già. Tuy nhiên, quan niệm đó không còn chính xác vì số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ ngày càng gia tăng.
Với những phương tiện kỹ thuật hiện đại có nhiều tiến bộ, việc chẩn đoán đột quỵ ở người trẻ ngày càng chính xác hơn. Ví như, trước đây một số người trẻ đột ngột tử vong dù trước đó khoẻ mạnh mọi người sẽ nghĩ ngay tới trúng gió, cảm… Tuy nhiên, với sự phát triển kỹ thuật của y học, chúng ta đã biết được rất nhiều cái chết đột ngột của người trẻ là do đột quỵ.
Bác sĩ Cường cho biết: "Số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ tới cấp cứu tại khoa chiếm khoảng 20-25% trên tổng số bệnh nhân đột quỵ phải nhập viện. Đa phần, các bệnh nhân đột quỵ này đều còn trẻ dưới 50 tuổi đã phải chịu những hệ quả nặng nề của căn bệnh đột quỵ, thậm chí đã có trường hợp tử vong.
Hiện nay, khoa đang điều trị cho 50 bệnh nhân đột quỵ. Trong đó, có khoảng 10-15 trường hợp đột quỵ dưới 50 tuổi".
Điển hình đó là trường hợp của bệnh nhân 23 tuổi bị đột quỵ chảy máu não đang điều trị tại khoa. Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện trong tình trạng có liệt và được chẩn đoán đột quỵ thể chảy máu não.

Trường hợp bệnh nhân trẻ đột quỵ đang điều trị tại khoa Đột quỵ, ảnh L.P
Sau khi chụp chiếu, xét nghiệm tìm nguyên nhân, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dị dạng mạch máu não. Đây chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ.
Bác sĩ Cường cho hay trường hợp trẻ tuổi nhất bác sĩ tiếp nhận can thiệp và điều trị đột quỵ là 12 tuổi. Bệnh nhân này cũng bị đột quỵ xuất huyết não do có dị dạng mạch máu não.
Còn đối với ca bệnh đột quỵ thể nhồi máu não do nguyên nhân xơ vữa, trước đây thường gặp ở người già, người có bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp... Nhưng ở khoa đã tiếp nhận bệnh nhân 31 tuổi đã nhồi máu não. Các bác sĩ đang tìm nguyên nhân nhồi máu não của ca bệnh này và nghĩ tới rối loạn nhịp tim.
4 nguyên nhân gây đột quỵ sớm ở người trẻ
Bác sĩ Cường cho biết không hiếm những trường hợp người trẻ ngày hôm qua vẫn đi làm bình thường, hôm sau tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong viện và biết mình vừa từ "cõi chết trở về" do đột quỵ. Rất nhiều bệnh nhân trẻ đã hỏi bác sĩ: "Vì sao gặp đột quỵ sớm tới như vậy?".
Lý giải cho những thắc mắc của hầu hết bệnh nhân, bác sĩ Cường phân tích đột quỵ ở người trẻ có 4 nhóm nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất: Người có những dị dạng mạch máu não nhưng không có bất cứ triệu chứng nào nên không biết để kiểm soát nguy cơ. Bệnh nhân bị đột quỵ do phình vỡ mạch máu gây xuất huyết. Đối với nhóm nguyên nhân này thường bị đột quỵ khi còn rất trẻ tuổi.
Nhóm nguyên nhân thứ hai: Bác sĩ cho hay một số bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ cơn, bệnh lý van tim… sẽ tạo ra những huyết khối trong tim và theo máu đưa tới não, gây xuất huyết não (đột quỵ não).
Nhóm nguyên nhân thứ ba do chế độ ăn uống và lối sống: Theo bác sĩ Cường, nhóm nguyên nhân đột quỵ do thói quen xấu đang gia tăng ở người trẻ và cần đặc biệt phải báo động. Một số thói quen xấu có thể kể đến là hút thuốc lá, chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, ít vận động, lạm dụng rượu bia…
"Những thói quen xấu này khiến cho người trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ máu, béo phì… và khiến họ 'đến' gần hơn với đột quỵ", bác sĩ Cường nói.
Nhóm nguyên nhân thứ tư, đột quỵ có thể gặp một số bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch xoang. Những bệnh nhân này thường có rối loạn chức năng đông – cầm máu do liên quan đến các bệnh lý ác tính, viêm nhiễm mạn tính, phụ nữ mang thai, sau nạo phá thai hay sử dụng các thuốc tránh thai kéo dài…
"Trên thực tế tại khoa Đột quỵ của chúng tôi đã tiếp nhận trường hợp sản phụ mang thai 3 tháng đã bị đột quỵ. Rất may mắn bệnh nhân tới viện sớm nên đã được can thiệp và hồi phục rất tốt", bác sĩ Cường nói.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"
Bệnh thường gặp - 2 giờ trước"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

Điều hối tiếc nhất của nhiều người trước khi qua đời
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcNhiều người thường hối tiếc vì không sống như mình mong muốn, không dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cũng lo lắng khi bỏ lại người thân.

2 thói quen dễ khiến ký sinh trùng "đục rỗng" gan, nhiều người mắc
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcThói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến gan bị phá huỷ và dẫn đến những tổn thương khó phục hồi...

Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNước ta vừa ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thói quen ngủ "đục đẽo" sức khoẻ, nhiều người trẻ đang mắc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHiện nay, không ít người trẻ thức rất khuya và ngủ bù vào ngày hôm sau. Thói quen ngủ này đang vô tình 'đục đẽo' sức khoẻ theo cách mà chúng ta không ngờ tới.

5 phút làm điều này, giảm 32% nguy cơ ung thư
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcBổ sung từ 4-5 phút hoạt động thể chất "bùng nổ" mỗi ngày có thể tác động cực mạnh lên nguy cơ bệnh ung thư, theo nghiên cứu mới từ Đại học Sydney (Úc).

Uống nhiều rượu bia, dùng thuốc bổ gan có giúp gan không bị nhiễm độc?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcTrên thị trường hiện nay, đặc biệt là mạng xã hội có rất nhiều quảng cáo các thuốc bổ gan, thải độc gan... Vậy đối với người uống bia rượu có nên dùng thuốc bổ, thải độc gan...

Cách nhận biết dấu hiệu khi ho cảnh báo nguyên nhân do ung thư phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCách bạn ho có thể xác định nguyên nhân do ung thư hay liên quan bệnh đường hô hấp.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng 'hoang tưởng nghi bệnh', nằng nặc đòi bác sĩ điều trị ung thư
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcDù bệnh nhân chỉ mắc các bệnh về da thông thường và có thể được điều trị, chữa khỏi nhưng cộng với tiền sử bệnh đã nằng nặc đòi bác sĩ điều trị ung thư khi mắc chứng hoang tưởng nghi bệnh.

Người phụ nữ 35 tuổi mất 2 năm mới biết mình bị ung thư phổi vì các triệu chứng bị nhầm lẫn là do căng thẳng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcSau 2 năm chiến đấu với các triệu chứng, người mẹ 35 tuổi này được chẩn đoán ung thư phổi.

Cách vệ sinh nách đúng để 'chào tạm biệt' mùi hôi
Bệnh thường gặpChất khử mùi có thể ẩn đi mùi hôi nách nhưng không có nghĩa là bạn sạch sẽ. Mary Futher, được gọi là "Quý bà mồ hôi" trên TikTok, đã hướng dẫn về cách vệ sinh nách đúng cách trên trang TikTok của mình.